5. Cấu trúc của báo cáo:
2.3.2 Thực trạng công tác tổ chức sản xuất tại Công ty cổ phần tổng công ty may
may Đồng Nai
2.3.2.1 Cơ cấu tổ chức sản xuất tại công ty
a) Các sản phẩm chính và đặc điểm của sản phẩm
Lĩnh vực hoạt động chủ yếu của Công ty cổ phần Tổng công ty may Đồng Nai là sản xuất các sản phẩm may mặc tiêu thụ trên thị trường nội địa và thị trường quốc tế. Cơ cấu các mặt hàng khá đa dạng và phong phú.
Các mặt hàng chủ yếu của công ty bao gồm: sơ mi nam, nữ các loại; veston các loại; Jacket các loại; váy; quần âu dành cho nam nữ các loại; quần áo trẻ em; quần áo thể thao, quần áo bảo hộ lao động, khẩu trang… Trong đó, quần áo thời trang nam, nữ, jacket là sản phẩm mũi nhọn của công ty, đem lại nguồn thu chủ yếu cho công ty. Tôn chỉ của công ty là hàng hoá có chất lượng cao, mang lại sự sang trọng và phong cách cho khách hàng. Vì vậy sản phẩm của Donagamex trở lên có uy tín cao đối với thị trường trong nước. Bên cạnh đó thông qua gia công, xuất khẩu các sản phẩm do Donagamex sản xuất cũng rất được ưa chuộng trên thị trường quốc tế.
Cũng như các doanh nghiệp xuất khẩu khác, Công ty cổ phần Tổng công ty may Đông Nai cố gắng làm sao để mở rộng thị trường, từng bước đưa hàng hoá của mình xâm nhập vào đời sống của người tiêu dùng. Sản phẩm của mình làm ra luôn phải được cải tiến về mẫu mã và chất lượng. Công ty thường xuyên đa dạng hoá mặt hàng kinh doanh nhằm chiếm lĩnh từng phân đoạn thị trường, bên cạnh đó xây dựng một số mặt hàng mũi nhọn để từ đó ngày càng củng cố vững chắc địa vị của mình trên trường quốc tế.
b) Phương pháp tổ chức sản xuất
Công ty cổ phần Tổng công ty may Đồng Nai áp dụng phương pháp tổ chức sản xuất dây chuyền
Sản xuất hàng loạt theo dây chuyền là loại sản xuất cho ra năng suất rất cao và sản phẩm có chất lượng tốt, chủng loại mặt hàng nhiều, số lượng mặt hàng lớn. Do đặc điểm của sản phẩm may mặc cần phải trải qua nhiều công đoạn để có được thành phẩm. Nắm được điều này, công ty cổ phần tổng công ty may Đồng Nai đã nghiên cứu, đưa ra một quy trình sản xuất phân chia chia thành nhiều bước công việc sắp xếp theo trình tự hợp lý nhất để xây dựng nên quy trình sản xuất của mình với tính liên tục cao.
Mặt khác, các nơi làm việc tương ứng với mỗi công đoạn trong quy trình cũng được chuyên môn hóa, chỉ thực hiện một công việc của quá trình công nghệ. Ví dụ như tại khu vực cắt, sẽ có các loại máy móc, công cụ phục vụ cho việc cắt theo thiết kế; tại xưởng may có các loại máy may phù hợp để thực hiện các công đoạn để đưa ra thành phẩm; xưởng đóng gói có các loại bao bì, hộp, máy đóng gói...Do đó công
việc được tiến hành liên tục và sản phẩm may mặc được tính toán động theo một hướng cố định với đường đi ngắn nhất.
Dây chuyền mà Công ty cổ phần tổng công ty may Đồng Nai sử dụng là dây chuyền thay đổi: dây chuyền không chỉ có khả năng tạo ra một loại sản phẩm, mà nó còn có khả năng điều chỉnh ít nhiều để sản xuất ra một số loại sản phẩm gần tương tự nhau. Dây chuyền sử dụng cho áo sơ mi nam cũng có thể sử dụng cho áo sơ mi nữ; một phần dây chuyển này cũng được sử dụng cho veston và các loại hàng may mặc khác.
2.3.2.2 Tổ chức lao động
a) Sử dụng số lượng và chất lượng lao động
BẢNG 2.8 CƠ CẤU LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TỔNG CÔNG TY MAY ĐỒNG NAI
Đơn vị tính: người
Nguồn: phòng nhân sự
Nhận xét:
STT Nội dung Số lượng lao động Tăng giảm tỷ trọng Tỷ trọng (%) 12/02/2019 12/08/2020 Tổng số lao động 4000 4200 200 100.00
Phân loại theo trình độ
1. Trên đại học 22 30 +8 0.71 2. Đại học 293 323 +30 7.69 3. Cao đẳng 155 189 +34 4.5 4. Trung cấp 100 94 -6 2.24 5. Công nhân bậc 1 210 237 +27 5.64 6. Công nhân bậc 2 410 435 +25 10.36 7. Công nhân bậc 3 1320 1342 +22 31.95 8. Công nhân bậc 4 1050 1081 +31 25.74 9. Công nhân bậc 5 280 299 +19 7.12 10. Công nhân bậc 6 105 113 +8 2.69 11. Công nhân bậc 7 55 57 +2 1.36
Phân loại theo đối tượng
1 Tỷ lệ lao động gián tiếp 550 13.10
2 Tỷ lệ lao động trực tiếp 3650 86.90
Phân loại theo giới tính
1 Lao động nữ 3108 74
Qua bảng trên ta thấy trình độ và bậc thợ của công nhân đều được nâng lên. Tuy nhiên, cuối năm 2019 đến năm 2020, do chịu ảnh hưởng chung từ khủng hoảng nền kinh tế toàn cầu từ dịch bệnh covid-19, hoạt động kinh doanh có phần khó khăn, do nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng giảm, nhưng việc công ty gia tăng sản xuất khẩu trang và đồ bảo hộ y tế số lượng lớn đã phần nào tăng nhân sự để phục vụ công tác sản xuất. Thêm vào đó là các thiết bị máy móc kỹ thuật cũng được nâng cao dần, do vậy, nhu cầu về lao động trình độ Trung cấp trong thời gian trên đã giảm nhưng không đáng kể.
Bảng trên cũng cho thấy công ty đã nhận thức được vai trò của yếu tố con người trong hoạt động sản xuất kinh doanh, phân bổ và tuyển chọn nguồn lực hợp lý, công tác tuyển dụng được chú trọng, yêu cầu tuyển dụng được nâng lên. Hằng năm công ty tổ chức cho công nhân thi bậc nghề, tạo điều kiện cho các nhân viên phòng ban đi học đại học tại chức, các lớp ngắn hạn nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ về quản lý, Marketing, khoa học kỹ thuật.
Tuy nhiên, bậc thợ của công nhân chưa cao, chủ yếu là thợ bậc 3 và thợ bậc 4 chiếm gần 60% tổng số công nhân trong công ty. Điều này cũng có thể lý giải là do máy móc hiện đại, những khâu tinh tế thì máy móc làm sẽ cho độ chính xác về chi tiết tốt hơn.
b) Sử dụng thời gian lao động
Lao động công ty được chia làm 2 khối như sau: Khối công nhân sản xuất:
Chiếm chủ yếu trong tỷ trọng công nhân của công ty, lao động không ổn định, thiếu về số lượng và chất lượng. Nguyên nhân là do thị trường lao động biến động mạnh, thiếu địa điểm mở rộng các khu sản xuất, trong khi đó, chi phí thuê ngoài cần cắt giảm nên thu nhập không hấp dẫn, thêm nữa quá trình cổ phẩn hóa lao động lành nghề gặp khó khăn.
Do công ty gồm các ngành nghề khác nhau nên mỗi nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp thành viên sẽ có quỹ thời gian lao động khác nhau do đề phòng đơn đặt hàng gấp thì phải tăng ca cho kịp giao hàng.
Số giờ làm việc theo chế độ quy định chung hiện nay là 8 giờ
Thời gian các ca được chia như sau cho cả công nhân bên Cắt và bên May: - Ca sáng: từ 6h đến 14h
- Ca chiều: từ 14h đến 22h
- Ca đêm: từ 22h đến 6h sáng hôm sau
Một ngày nghỉ để đổi ca sau đó lại tiếp tục. Các xí nghiệp, nhà máy may thì chỉ làm 2 ca, trường hợp gấp thì làm tăng ca để kịp đơn hàng.
Khối quản lý, kỹ thuật, nghiệp vụ:
Làm việc theo giờ hành chính 44 giờ/tuần, chiều thứ 7 và ngày chủ nhật được nghỉ.
- Sáng làm việc từ 7h30 đến 12h - Chiều làm việc từ 13h đến 16h30
Chỉ tiêu đánh giá sử dụng thời gian lao động là: Số ngày làm việc theo chế độ bình quân 1 năm và số giờ làm việc theo chế độ bình quân 1 ngày.
- Số giờ làm việc theo chế độ bình quân 1 ngày là 8 giờ theo quy định chung Số ngày công làm việc = Số giờ công theo chế độ - Số giờ công thiệt hại + Số giờ công làm thêm
- Số ngày làm việc theo chế độ bình quân 1 năm được tính theo công thức sau:
= - (L+T+CN+P)
Trong đó:
: Số ngày làm việc theo chế độ năm : Số ngày theo lịch 1 năm (365 ngày) T: Tết nguyên đán
L: Số ngày nghỉ lễ 1 năm
P: Số ngày nghỉ phép 1 năm
- Số ngày làm việc = Số ngày làm việc theo chế độ - Số ngày công thiệt hại + Số ngày công làm thêm
Trên cơ sở ngày làm việc của 1 người, doanh nghiệp tính số bình quân toàn doanh nghiệp như sau:
BẢNG 2.9 TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THỜI GIAN LAO ĐỘNG NĂM 2020
Nguồn: Phòng Tài Chính Kế Toán
STT Chỉ tiêu Ngày chế độ Tổng ngày công
trong năm Lao động đi làm 4200 1. Tổng số ngày dương lịch (NL) 365 1533000 2. Tổng số ngày nghỉ chủ nhật (CN) 53 222600 3. Tổng số ngày nghỉ lễ Tết (L + T) 10 4200 4. Tổng số ngày làm việc chế độ () 282 1184400 5. Tổng số ngày nghỉ 36.5 153300 Phép (P) 20 84000 Ốm 4 16800 Thai sản 7 29400 Họp-công tác 2 8400 Nghỉ việc riêng 2 8400
Số công ngừng việc do mất điện 4 16800
Thiếu nguyên vật liệu 2 8400
Không nhiệm vụ sản xuất 0.5 2100 6. Tổng số ngày có mặt làm việc 1
năm
Nhận xét:
- Khối công nhân sản xuất: ngày làm đủ 8 giờ, có khi còn làm thêm do đơn đặt hàng cần gấp.
- Khối quản lý kỹ thuật nghiệp vụ: Thời gian làm việc thường là không đủ so với quy định tuần làm 44 giờ/tuần. Do thỉnh thoảng còn có 1 số người đi muộn, về sớm. Điều này thể hiện việc quản lý nhân lực của công ty vẫn chưa thực sự tốt.
2.3.2.3 Chuẩn bị kỹ thuật
a) Các giai đoạn tiến hành chuẩn bị sản xuất:
Giai đoạn 1: Phương án sản xuất:
- Hiện nay, tại công ty may trên cả nước nói chung và Tổng công ty May Đồng Nai nói riêng hầu hết các đơn hàng xuất khẩu ra nước ngoài thường là khách hàng thiết kế sẵn kiểu dáng cũng như rập mẫu và gửi rập, áo mẫu cho chúng ta để may mẫu duyệt để sản xuất để làm FOB (Xí nghiệp sẽ đạt nguyên phụ liệu và các thứ liên quan). Hay may gia công khách hàng sẽ cung cấp hết tất cả nhu nguyên phụ liệu. Trong quá trình may mẫu sẽ góp ý và chỉnh sửa rập mẫu cho hoàn chỉnh hơn trước khi đưa vào để sx.
- Bên cạnh đó Tổng công ty may Đồng Nai cũng có một bộ phận thiết kế rập riêng để đáp ứng nhu cầu của một số khách hàng và thiết kế cho nhu cầu kinh doanh tại thị trường trong nước và một số ít xuất khẩu.
Giai đoạn 2: Chuẩn bị công nghệ sản xuất
Quy trình công nghệ của ngành may bao gồm rất nhiều công đoạn trong cùng một quá trình sản xuất sản phẩm. Mỗi công đoạn bao gồm nhiều khâu, để sử dụng thì có các máy chuyên dùng như : may, thêu,là, ép, ... Nhưng có những khâu mà máy móc không thể đảm nhận được như :cắt chỉ, nhặt xơ, đóng gói sản phẩm. Mỗi sản phẩm lại có những bước công việc khác nhau và có mối quan hệ mật thiết với nhau. Với tính chất dây truyền như vậy yêu cầu đặt ra là phải phối hợp nhiều bộ phận một cách chính xác, đồng bộ và quá trình sản xuất sản phẩm diễn ra nhịp nhàng ăn khớp với nhau, đạt được tiến độ nhanh chóng đáp ứng nhu cầu giao hàng cho khách hàng
cũng như đưa được sản phẩm ra thị trường đúng mùa vụ theo đặc điểm của sản phẩm may.
Ở công ty cổ phần Tổng công ty may Đồng Nai công tác chỉ đạo hướng dẫn kỹ thuật cho tới thực hành, sản phẩm được triển khai từ phòng kỹ thuật xuống tới các xí nghiệp rồi cả phân xưởng và sau đó xuống các tổ sản xuất và từng công nhân. Mỗi bộ phận, mỗi công nhân đều phải có hướng dẫn, quy định cụ thể về quy cách may, lắp giáp và thông số kỹ thuật của từng sản phẩn. Việc giám sát và chỉ đạo, kiểm tra chất lượng bán thành phẩm được tiến hành thường xuyên và kịp thời, qua đó mà những thông tin phản hồi cũng phản ánh lại cho biết quá trình sản xuất đang diễn ra như thế nào để kịp thời điều chỉnh, đảm bảo cho tới khi sản phẩm sản xuất ra hoàn thiên với chất lượng cao.
Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm ở Công ty cổ phần tổng công ty may Đồng Nai là quy trình công nghệ phức tạp kiểu liên tục, bao gồm các bước sau:nguyên vật liệu, phụ liệu mua về hoặc do khách hàng gửi đến được điểm tra chất lượng, chủng loại và số lượng rời, nhập kho. Dựa trên yêu cầu chi tiết về sản phẩm của từng hợp đồng đã ký kết, phòng kỹ thuật tiến hành giác mẫu (nghiên cứu chế thử sản phẩm đưa cho khách hàng duyệt) rồi tiến hành lập định mức kinh tế, kỹ thuật, đồng thời vẽ mẫu trên giấy để đi vào sản xuất chính thức.
Giai đoạn 3: chuẩn bị các yếu tố sản xuất
Về trang thiết bị máy móc phục vụ sản xuất: Công ty rất chú trọng vào việc đổi mới trang thiết bị công nghệ, hiện đại hoá sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng năng suất lao động. Công ty đã nhập khẩu một số dây chuyền sản xuất hiện đại từ Ba Lan, Pháp, Đức và một số nước khác. Nhờ có các trang thiết bị hiện đại này mà công ty đã sản xuất ra nhiều mặt hàng hơn, đem lại hiệu quả kinh tế cao, nhờ tiết kiệm chi phí.
Tại các phân xưởng việc sản xuất các sản phẩm được bố trí theo dây chuyền nước chảy, các bộ phận của sản phẩm may sau khi được cắt sẽ được chuyển sang may lần lượt từng bước từ đầu đến cuối dây chuyền hình thành nên sản phẩm hoàn chỉnh. Như vậy các bước công việc được dây chuyền hóa, phân chia rõ ràng do vậy
người quản lý có thể dễ dàng đánh giá được chất lượng thực hiện của mỗi bước công việc.
- Lao động sản xuất:
Về số lượng: 4200 người và không ngừng tăng thêm mỗi năm. Do đặc điểm của Công nghệ may nên lao động của Công ty chủ yếu là lao động nữ chiếm khoảng trên 70% tổng số lao động của toàn công ty.
Về mặt chất lượng: chú trọng đến chất lượng lao động nhằm nâng cao tay nghề, kiến thức chuyên môn cho người lao động. Công ty thường xuyên mở các lớp đào tạo tại doanh nghiệp và gửi đi học bên ngoài về tay nghề, an toàn lao động về vệ sinh công nghiệp.
- Các xưởng may thành viên: là nơi diễn ra các hoạt động sản xuất tạo ra sản phẩm của Công ty. Các xưởng may thực hiện các nghiệp vụ như nhập nguyên phụ liệu, tổ chức cắt may, là, gấp, đóng gói, nhận thành phẩm vào kho. Công ty hiện có tất cả 11 xí nghiệp thành viên và 6 công ty con và 3 phân xưởng phụ trợ.
b)Công tác kiểm tra kỹ thuật:
Kiểm tra chất lượng, số lượng nguyên vật liệu, phụ liệu trước khi đưa vào sản xuất.
Đối với nguyên liệu:
Kiểm tra bằng phương pháp cảm quan và đếm trực tiếp tổng số cuộn vải đã nhận. Số mét trên mỗi cuộn vải được kiểm tra 100% trên máy.
Đối với phụ liệu:
Kiểm tra bằng phương pháp cảm quan và đối chiếu số liệu từng loại phụ liệu với hóa đơn hoặc theo đơn vị (gói, hộp, cuộn) sau đó kiểm tra xác suất (cân, đong, đo, đếm). Đối với vật tư ở kho cơ khí:
Đối với vật tư kỹ thuật, thiết bị và phụ tùng đồng hệ, trước khi mở kiểm tra, thủ kho phải báo cho phòng kỹ thuật, phòng kế hoạch kinh doanh, tài chính kế
toán đến cùng tham gia mở kiện, kiểm tra (nếu cần phòng kế hoạch kinh doanh mời cả đại diện hãng sản xuất cùng chứng kiến việc mở kiện, kiểm tra). Đối với nguyên vật liệu mua để kinh doanh, trước khi mở kiện kiểm tra, thủ