5. Cấu trúc của báo cáo:
3.3 NHỮNG NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN HẠN CHẾ
3.3.1 Về công tác bố trí mặt bằng
Trong một xưởng may để mà cân bằng hết tất cả các khu vực, các khâu sản xuất rất là khó bởi vì hàng hóa có lúc chạy chuyền ít có lúc chạy chuyền nhiều tùy theo đơn dặt hàng và thời điểm hàng bắt đầu thanh toán đơn hàng cho đối tác.
Để tách kho thành phẩm và kho nguyên phụ liệu ra để dễ dàng trong việc kiểm kê hàng hóa, xây dựng khu tập thể, xây dựng nhà xe nhân viên là việc mà công ty luôn muốn làm và đã xem xét nhưng bởi vì công ty phải tính toán đến việc sửa chữa lại xưởng, thời gian khá dài để việc sửa chữa được hoàn thành, công việc sẽ bị gián đoạn, công nhân không có việc làm và mức tài chính có hạn nên công ty cần thời gian để bố trí các việc đã xem xét trên cho các chi nhánh khác hợp lý thì công ty mới quyết định sửa chữa lại nhà xưởng.
3.3.2 Về công tác quản lý chất lượng
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những nhược điểm và yếu kém cho hệ thống quản trị chất lượng của Tổng công ty, một số nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên là: - Do tâm lý nhân viên đánh giá chất lượng nội bộ cảm thấy nặng nề khi “bị làm thêm công việc đánh giá chất lượng”_ một công việc mới mẻ và khó khăn bên cạnh
công việc chuyên môn, từ đó làm qua loa, sơ sài cho xong việc mà không quan tâm chất lượng của sản phẩm như thế nào.
- Việc đào tạo lý thuyết còn quá hàn lâm, chung chung, chưa chuyên sâu, tài liệu hướng dẫn, tài liệu tra cứu còn ít, chưa có nhiều ví dụ minh hoạ, chưa có hệ thống tài liệu cùng ngành nghề làm mẫu… nên cán bộ nhân viên gặp phải khó khăn trong việc thực hiện và áp dụng vào thưc tế công việc.
- Nhân sự chuyên trách chất lượng của công ty chưa có được sự hỗ trợ cần thiết về kinh phí và tài chính. Bên cạnh đó, doanh nghiệp vẫn chưa có chế độ đãi ngộ thoả đáng đối với cán bộ tham gia vào công tác kiểm soát hệ thống quản trị chất lượng. - Một số thiết bị kỹ thuật cho công tác chuyên môn và hệ thống thông tin trong công ty vẫn còn thiếu, hoặc có nhưng chưa đủ tối tân, hiện đại.
- Đội ngũ giám sát nhân viên trong doanh nghiệp chất lượng chuyên môn không đồng đều.
3.3.3 Về công tác tổ chức sản xuất
Phương thức kinh doanh FOB xuất khẩu vẫn chiếm ưu thế ở công ty, phương thức này phụ thuộc nhiều vào đối tác về mẫu mã, nguyên phụ liệu, máy móc thiết bị từ nước ngoài.
Đội ngũ công nhân trẻ, khỏe nhưng chưa thực sự linh hoạt, nhạy bén trong công việc. Trình độ công nhân không đồng đều gây ra hiện tượng dư thừa sản phẩm trong chuyền. Yếu tố người lao động là một trong những nguyên nhân của sự chênh lệch thời gian.
Công ty chủ yếu sản xuất theo hình thức gia công nên đội ngũ thiết kế chưa thật sự chú tâm vào mẫu mã để đưa ra những thiết kế độc đáo thu hút thêm nhiều đối tác, khách hàng, nhân viên thiết kế thiếu kinh nghiệm.
3.3.4 Về công tác hoạch định nguyên vật liệu
3.3.4.1 Phương pháp dự báo nhu cầu
Việc xây dựng kế hoạch nguyên vật liệu chưa xem xét đến tình hình thị trường một cách cụ thể…Do quá nhiều sản phẩm nên công tác xây dựng định mức nguyên vật liệu gặp không ít trở ngại làm cho việc xây dựng định mức phức tạp không sát thực tế.
Hiện tại Công ty có tiến hành dự báo cho số lượng sản xuất cho thời kỳ tiếp theo tại công ty nhưng phương pháp dự báo còn dua vào kết quả của những năm trước, kinh nghiệm kinh doanh trong những năm qua của nhà lãnh đạo, dựa vào đơn đặt hàng của khách hàng trong những năm cũ, khả năng sản xuất của công ty... nên kết quả dự báo chưa mang tính khoa học vì vậy việc lập kế hoạch tổng hợp chưa chính xác, khác với thực tế nên nhiều khi dẫn đến tinh trạng thiếu hụt hoặc dư thừa nguyên vật liệu đầu vào.
3.3.4.2 Lực lượng sản xuất
Do vẫn còn một số công nhân mới tay nghề còn yếu, tinh thần chủ quan, mức độ tập trung của công nhân chưa cao nên một số lượng nguyên phụ liệu bị tiêu hao. Trong cơ cấu lao động, tỉ lệ lao động có trình độ từ cao đẳng trở lên còn chiếm tỉ lệ nhỏ và chế độ lương của công nhân còn thấp nên sự nhiệt tình trong công việc của công nhân là chưa cao.
Trình độ quản lý và ý thức trách nhiệm của công nhân còn chưa cao. Trình độ tay nghề và nghiệp vụ chuyên môn chưa đáp ứng được yêu cầu. Thiếu cán bộ có trình độ quản lý chuyên môn.
Do đó, việc nâng cao ý thức, tỉnh thần trách nhiệm cho người lao động là rất cần thiết và bổ sung lực lượng có trình độ chuyên môn cao để hỗ trợ cho công tác quản lý sản xuất được dễ dàng hơn đồng thời khuyến khích người lao động làm việc thông qua các chính sách khen thưởng cũng như lên án các hành vi sai phạm để tạo môi trường làm việc công bằng khiến cho người lao động có hứng thú và tận tâm hơn trong công việc.