5. Cấu trúc của báo cáo:
2.4.3 Thu hồi phế liệu, phế phẩm
Là một Công ty chuyên sản xuất hàng may mặc nên có rất nhiều phế liệu, đó là những miếng vải vụn, vải thửa, chỉ thửa... Để tiết kiệm chi phí trong sản xuất Công ty tiến hành thu hồi phế liệu thừa để tái chể hoặc bán cho Công ty khác. Phế liệu thu hổi của Công ty được tiến hành nhập kho giống như vật liệu mua ngoài. Phiếu nhập kho được lập thành 2 liên: Một liên phân xưởng giữ, một liên thủ kho ghi thẻ kho sau đó gửi lên phòng kế toán để kế toán vật liệu ghi sổ
Phế liệu, phế phẩm không phải đều là hàng loại không thể sử dụng được nữa, mà những phế liệu thu hồi này có thể quay vòng và có thể trở lại quy trình sản xuất. Với công tác này Công ty đã góp phần không nhỏ vào việc sử dụng hợp lý, tiết kiệm nguyên vật liệu nhằm giảm chi phí sản xuất, giảm giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh.
2.4.3.1 Lưu trữ nguyên vật liệu
Để quá trình sản xuất diễn ra thường xuyên và liên tục thì bất cứ một doanh nghiệp nào cũng cần dự trữ nguyên vật liệu. Dự trữ là cần thiết nhưng trong quả trinh dự trữ sẽ làm tổn đọng vốn, có thể làm tăng giả nguyên vật liệu do hao hụt và bảo quản, đồng thời có thể gặp rủi ro do hư hỏng, mất giá.
Dự trữ nguyên vật liệu nhằm đáp ứng nhu cầu hiện tại và tương lai. Đối với Công ty Cổ phần Tổng công ty may Đồng Nai mục đích là để có nguyên vật liệu thay thế khi sản phẩm của Công ty bị lỗi, hư hỏng trong quá trình sản xuất cũng như trên đường vận chuyển đến nơi giao hàng theo hợp đồng, thông thường Công ty sẽ cộng thêm 2% lượng nguyên vật liệu dự trữ trên mỗi đơn đặt hàng đối với các nhà cung cấp để xác định được nguyên vật liệu thực tế cần mua tránh các trường hợp sản phẩm lỗi, hư hỏng…. Các nguyên vật liệu cũng có thể được tận dụng cho các kỳ sản xuất, gia công các sản phẩm khác hoặc dùng để sản xuất các sản phẩm được bản trong thị trưởng nội địa.
Để lưu trữ nguyên vật liệu, Công ty đã xây dựng kho nguyên vật liệu từ những ngày đầu thành lập. Vi vậy vẫn đảm bảo bảo vệ cho nguyên vật liệu tránh được những tác động bên ngoài có thể làm hư hỏng và giảm chất lượng nguyên vật liệu.
Ở mỗi phân xưởng đểu bố tri một kho nguyên vật liệu riêng. Trong các kho nguyên vật liệu được chia thành các khu vực theo mã tên của Công ty đặt hàng. Các nguyên vật liệu được ký hiệu theo mã đơn đặt hàng. Các kho được sắp xếp bố trí gọn gàng, ngăn nắp, phục vụ cho việc xuất - nhập thuận tiện, đảm bảo cung ứng kịp thời cho sản xuất đồng thời giúp cho cán bộ quản lý kho dễ dàng theo dõi được sự biến động của nguyên vật liệu đối từng đối tượng và đảm bảo an toàn cho nguyên vật liệu.
Việc tổ chức nguyên vật liệu ra vào tại kho Công ty cũng thực hiện nghiêm túc. Khi xuất hay nhập kho thủ kho đểu căn cứ theo đúng chứng từ. Tại mỗi kho đều có đội quản lý và bảo vệ kho để tránh tinh trạng kho hỏng do tính chất lý hoá tác động cũng như bảo vệ hiện vật cho Công ty không bị thất thoát. Để tiện theo dõi thủ kho quản lý nguyên vật liệu theo thẻ kho.
Nền của các kho được lát gạch cao so với mặt đất khoảng 1m đảm bảo cho việc bảo quản vải không bị ẩm. Diện tích kho tương đối đủ cho nhu cầu cất trữ nguyên vật
liệu của Công ty, vị trí của các kho được đặt trên các trục đường giao thông chính tạo điều kiện cho việc vận chuyển rất dễ dàng và thuận lợi. Hệ thống kho tàng của Công ty được bố trí gần các nhà máy sản xuất , thường xuyên được sửa chữa và nâng cấp, toàn bộ diện tích kho được chia thành nhiều khu vực, có giá sắp đặt ngăn cách riêng, mỗi khu vực dành cho một loại vật tư nhất định và sắp xếp theo những nguyên tắc nhất định thuận tiện cho việc kiểm tra..
Hình 2.13 Sơ đồ kho lưu trữ nguyên vật liệu
Nguồn: Phòng kế hoạch
Do việc sửa chữa không đồng bộ dẫn đến việc bảo quản nguyên vật liệu gặp nhiều khó khăn. Tình trạng nguyên vật liệu bị giảm phẩm cấp chất lượng, bị ẩm mốc
mối mọt, vải bị phai màu …dẫn đến nguyên liệu trên sổ sách thì còn nhưng nguyên liệu thực tế lại kém phẩm chất không dùng được, làm cho việc cung ứng nguyên vật liệu có thể bị chm trễ nếu việc kiểm tra vật liệu tồn chỉ kiểm tra về số lượng mà không kiểm tra về chất lượng trước khi đặt mua đến khi sản xuất mới phát hiện ra nguyên vật liệu đó hỏng không sử dụng được.
Ngay từ đầu năm 2020 vừa qua, các doanh nghiệp dệt may trong nước đã phải đón nhận thông tin việc nhiều đối tác cung cấp nguyên phụ liệu tại Trung Quốc hoãn giao hàng xuất khẩu đến hết tháng 2/2020, trong khi số nguyên, phụ liệu hiện có do Khu vực để nguyên liệu
chờ kiểm tra Giá để vật tư Giá để vật tư
Khu vực kiểm tra nguyên vật liệu đầu
vào Giá để vật tư Giá để vật tư Giá để vật tư Giá để vật tư Giá để
vật tư Giá để vật tư Giá để vật tư Giá để vật tư Đường đi
nhập trước Tết chỉ đủ để đáp ứng đơn hàng đầu tháng 3/2020, không đủ nguồn nguyên liệu cho các kỳ sản xuất kế tiếp. Trước tình hình dịch lan rộng sang cả Hàn Quốc, Nhật Bản, ngoại trừ các doanh nghiệp lớn thuộc khối FDI đang được chủ nhãn hàng (là các tập đoàn đa quốc gia) đảm bảo nguyên phụ liệu đều đặn thì nhiều doanh nghiệp trong ngành đang đứng trước nguy cơ phải tạm dừng hoạt động vào tháng 4/2020, nhất là các công ty vừa và nhỏ. Để ứng phó tình trạng thiếu nguyên liệu sản xuất, Donagamex đã phải điều chỉnh kế hoạch sản xuất kinh doanh, chia sẻ đơn hàng và nguồn nguyên liệu dự trữ để có thể duy trì sản xuất trong quý II/2020, đồng thời tìm kiếm thị trường nhập khẩu mới các nguồn cung nguyên liệu khác nằm ngoài vùng dịch như Malaysia, Ấn Độ. Bangladesh, Brazil... hoặc đẩy mạnh sản xuất một số mặt hàng có thể chủ động về nguyên phụ liệu trong nước. Rút kinh nghiệm từ đó Công ty đã chú trọng hơn trong việc tìm kiếm nguồn cung cấp mới, cũng như hoạch định lại định mức dự trữ nguyên vật liệu tại công ty một cách hợp lí nhất, để phòng ngừa cũng như đối phó với các tình huống tương tự.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Thông qua quá trình quan sát và thực tập tại công ty, nhóm đã nhận thấy các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của công ty như: đặc điểm sản phẩm, đặc điểm máy móc thiết bị, nguồn nhân lực, cơ sở vật chất và các điều kiện bên ngoài doanh nghiệp như khoa học công nghệ, tình hình thị trường…
Nhìn chung hoạt động của công ty vẫn diễn ra xuyên suốt và khá ổn định mặc dù có các biến động không ngừng của thị trường. Bên cạnh những mặt tích cực, trong hoạt động sản xuất của công ty vẫn còn tồn tại nhiều mặt hạn chế.
Thực trạng ở chương 2 là cơ sở để chúng em có thể nhận xét những mặt đạt được, mặt hạn chế, từ đó dựa vào kiến thức bản thân đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác tổ chức sản xuất.
CHƯƠNG 3
NHẬN XÉT VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TỔNG CÔNG TY
MAY ĐỒNG NAI