6. Kết cấu của đề tài
1.1.2 Chính sách phát triển các khu du lịch
a, Khái niệm
Có rất nhiều quan điểm khác nhau về chính sách, trên cơ sở khác nhau và các cách tiếp cận khoa học khác nhau, dưới đây là một số khái niệm cơ bản:
Theo tác giả Nguyễn Thị Lệ Thúy và Bùi Thị Hồng Việt (2012), trong giáo trình “Chính sách kinh tế - xã hội”, chính sách là phương thức hành động được một
chủ thể khẳng định và thực hiện nhằm giải quyết những vấn đề lặp đi lặp lại. Chính sách xác định những chỉ dẫn chung cho quá trình quyết định. Chúng chỉ ra phạm vi hay giới hạn cho phép của các quyết định nhắc nhở các nhà quản lý những quyết định nào có thể và những quyết định nào không thể.
Như vậy, chính sách chính là định hướng hành động và cả những giải pháp cần thiết để hiện thực hóa những định hướng đó. Mọi chủ thể đều có chính sách của riêng mình như Nhà nước có chính sách của Nhà nước, địa phương có chính sách của địa phương, doanh nghiệp và các tổ chức xã hội –văn hóa cũng có những chính sách riêng của mình.
Xét ở góc độ quản lý nhà nước về kinh tế, chính sách là tổng thể các quan điểm, tư tưởng, các giải pháp và các công cụ mà Nhà nước sử dụng để tác động lên các chủ thể kinh tế - xã hội nhằm giải quyết một số vấn đề, thực hiện những mục tiêu nhất định.
Chính sách của Nhà nước nhằm giải quyết các vấn đề đặt ra của quốc gia và địa phương, đối với cả nền kinh tế – văn hóa – chính trị – xã hội, hoặc có thể đối với từng ngành riêng biệt. Các chính sách được thực hiện thông qua bộ máy các ngành, các cấp có liên quan (chiều ngang), hoặc từ trung ương đến địa phương và đến cá nhân (chiều dọc).
Chính sách được thể hiện qua các văn bản bao gồm Nghị quyết, chỉ thị của Đảng, các văn bản quy phạm pháp luật bao gồm ở Trung ương và địa phương; Ở cấp Trung ương bao gồm luật, pháp lệnh, nghị quyết (của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội), Lệnh, Quyết định của Chủ tịch nước, Nghị định của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, Nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc giữa Chính phủ với cơ quan Trung ương của tổ chức chính trị - xã hội, Thông tư liên tịch; Ở cấp địa phương bao gồm Nghị quyết của Hội đồng Nhân dân, Quyết định, Chỉ thị của Ủa ban Nhân dân…
Theo giáo trình “Chính sách kinh tế - xã hội” (2012) của tác giả Nguyễn Thị Lệ Thúy và Bùi Thị Hồng Việt, chính sách bao hàm các biện pháp nhất định để thực hiện các mục tiêu bộ phận trong quá trình đạt tới mục tiêu chung của sự phát triển kinh tế - xã hội. Mỗi chính sách bao gồm hai bộ phận: định hướng, mục tiêu cần đạt và các giải pháp để thực hiện mục tiêu, định hướng đó.
Khu du lịch là một đối tượng quản lý, là đối tượng tác động của chính sách, chính sách phát triển khu du lịch là các chính sách tác động vào quá trình hình
thành, hoạt động, phát triển các khu du lịch nhằm đạt được các mục tiêu đề ra trong những giai đoạn nhất định.
Trên cơ sở đó, chính sách phát triển khu du lịch quốc gia là tổng hợp các quan điểm, chủ trương, biện pháp, chương trình và phương thức hành động về du lịch của nhà nước (Trung ương và địa phương), tác động lên các chủ thể kinh tế - xã hội tại các khu du lịch quốc gia, nhằm đạt được các mục tiêu phát triển du lịch của nhà nước.
Trong các chính sách phát triển khu du lịch quốc gia, đối tượng thụ hưởng chủ yếu là các tổ chức, các doanh nghiệp du lịch và các hộ gia đình và cá nhân tại các khu du lịch quốc gia. Các chính sách khuyến khích, ưu đãi về đất đai, tài chính, tín dụng chủ yếu nhằm vào các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài đầu tư vào các lĩnh vực du lịch tại các khu du lịch quốc gia. Các chính sách cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động du lịch, mở rộng hợp tác giữa du lịch Việt Nam với khu vực và quốc tế.
Chính sách phát triển khu du lịch quốc gia gồm nhiều quyết định có liên quan đến nhau. Chính sách phát triển khu du lịch quốc gia phải thực hiện các mục tiêu Nhà nước đã đề ra, dựa trên các quyếtđịnh về các vụ việc xã hội cần giải quyết có liên quan đến khu du lịch quốc gia.
Chính sách phát triển khu du lịch quốc gia không chỉ thể hiện dự định của Nhà nước mà còn bao gồm những hành vi triển khai thực hiện dự định đó. Nhà nước triển khai bố trí ngân sách cho công tác quy hoạch; hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị du lịch, khu du lịch, điểm du lịch; hỗ trợ công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch, bảo vệ, tôn tạo tài nguyên du lịch và môi trường du lịch, nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch.
Chính sách phát triển khu du lịch quốc gia tập trung giải quyết một hoặc một số vấn đề bức xúc của xã hội đặt ra. Chính sách phát triển khu du lịch quốc gia của Nhà nước cần tập trung huy động mọi nguồnlực, kêu gọi đầu tư dựa trên các dự án được quy hoạch phát triển các khu du lịch, để du lịch phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn của khu du lịch quốc gia, của địa phương, của đất nước.
Chính sách phát triển khu du lịch quốc gia hướng vào mục tiêu chung là thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Chính sách phát triển khu du lịch quốc gia là một trong những công cụ quản lý của Nhà nước nhằm phát triển du lịch tại các khu du lịch quốc gia, nằm trong chiến lược phát triển kinh
tế - xã hội chung và thường được áp dụng cụ thể ở từng địa phương có khu du lịch quốc gia.
b, Vai trò của chính sách phát triển khu du lịch quốc gia
Phát triển du lịch tại bất kỳ địa phương nào cũng cần các chính sách hỗ trợ và làm khuôn khổ cho sự phát triển du lịch. Vì vậy, các chính sách phát triển du lịch có vai trò quan trọng đối với mỗi một địa phương, một khu vực. Với các khu du lịch quốc gia, vai trò của chính sách phát triển du lịch được thể hiện thông qua vai trò với chính quyền địa phương, vai trò đối với doanh nghiệp và vai trò đối với cộng đồng dân cư địa phương.
Với chính quyền địa phương, các chính sách phát triển khu du lịch quốc gia đưa ra các biện pháp, quy định để định hướng cho chính quyền địa phương thực hiện các chiến lược, chính sách phát triển sản phẩm du lịch tại các khu du lịch quốc gia của địa phương. Dựa trên ưu thế du lịch của mỗi địa phương, chính sách phát triển khu du lịch quốc gia phải định hướng phát triển những đặc trưng riêng biệt, tạo ra sự đa dạng sản phẩm du lịch của khu du lịch tại địa phương và quốc gia đó.
Chính sách phát triển khu du lịch quốc gia tạo cơ sở pháp lý cho địa phương thực hiện và điều chỉnh các kế hoạch, quy hoạch đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thật du lịch. Dựa trên các chủ trương và chính sách của Nhà nước, địa phương triển khai thực hiện chính sách phát triển các khu du lịch theo đúng định hướng, quy hoạch tổng thể của vùng miền và quốc gia, từ đó đảm bảo thực hiện được các mục tiêu kinh tế – văn hóa – môi trường theo định hướng và quan điểm của Nhà nước cũng như của địa phương có khu du lịch quốc gia.
Đối với các doanh nghiệp du lịch, chính sách phát triển khu du lịch quốc gia tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch hoạt động thuận lợi, nhận được sự hỗ trợ phù hợp và hiệu quả từ sự quản lý của chính quyền địa phương. Các doanh nghiệp du lịch là đối tượng chủ yếu của chính sách phát triển các khu du lịch quốc gia, do đó chính quyền địa phương sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp du lịch phát triển kinh doanh tại các khu du lịch quốc gia thì địa phương mới phát triển hoạt động du lịch và nền kinh tế - xã hội.
Chính sách phát triển khu du lịch quốc gia còn tạo điều kiện cho địa phương có các khu du lịch quốc gia khuyến khích phát triển nguồn lực du lịch theo hướng
nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch và phát triển bền vững. Chính sách phát triển
đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, nâng cao trình độ nguồn nhân lực, phát triển chất lượng sản phẩmdịch vụ du lịch, nâng cao hiệu quả kinh doanh du lịch.
Đối với cộng đồng dân cư địa phương, cộng đồng là nền tảng phát triển của mọi xã hội. Cộng đồng có thể được hiểu ở những mức độ, quy mô khác nhau từ làng, bản đến bộ tộc, dân tộc, quốc gia. Tác động của cộng đồng lên các giá trị tài nguyên, trong đó có tài nguyên du lịch và qua đó ảnh hưởng đến phát triển du lịch bền vững. Khi có các chính sách phát triển du lịch phù hợp với cộng đồng dân cư địa phương tại các khu du lịch quốc gia, họ sẽ tự nâng cao trách nhiệm bảo vệ và gìn giữ cảnh quan, môi trường, bản sắc văn hoá, thuần phong mỹ tục của dân tộc; có thái độ ứng xử văn minh, lịch sự nhằm nâng cao hình ảnh đất nước, con người và du lịch tại địa phương mình. Qua đó, sẽ đáp ứng được các yêu cầu phát triển du lịch của địa phương, nhu cầu của du khách đến cũng như mong muốn của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, vì thế, vừa đảm bảo mang lại lợi ích kinh tế cho người dân địa phương, vừa đảm bảo giữ gìn và phát huy bản sắc và các giá trị văn hóa tại địa phương, vừa góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho họ.