0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (132 trang)

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách phát triển khu du lịch quốc gia Việt Nam

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÁC KHU DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 66 -78 )

6. Kết cấu của đề tài

2.2 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách phát triển khu du lịch quốc gia Việt Nam

gia Việt Nam

2.2.1. Chính sách phát triển kinh tế - xã hội của địa phương

Du lịch có mối quan hệ mật thiết với thực trạng kinh tế - xã hội ở bất cứ quốc gia, địa phương hay khu vực nào. Với các khu du lịch quốc gia, chính sách kinh tế - xã hội có vai trò quan trọng và ảnh hưởng rất lớn đến các chính sách phát triển du lịch tại đây. Tại các thành phố có các KDLQG, Nhà nước và địa phương đã xây dựng những chủ trương và chính sách thiết thực để phát triển kinh tế - xã hội, qua đó, đẩy mạnh phát triển du lịch địa phương. Cụ thể:

Ở thành phố Lào Cai, các chính sách kinh tế - xã hội được chú trọng bao gồm: Đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội theo Kế hoạch số 142/KH-UBND ngày 17/5/2017 của UBND tỉnh để thực hiện Nghị quyết số 27/NQ-CP ngày 21/02/2017 về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TW

ngày 01/11/2016 của BCH Trung ương Đảng khóa XII về một số chủ trương, chính

sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế. Thực hiện có hiệu quả Kế hoạch số 56/KH-UBND ngày 09/02/2018 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Quyết định số 63/QĐ-TTg ngày 12/01/2018 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án cơ cấu lại đầu tư công giai đoạn 2017-2020 và định hướng đến 2025 trên địa bàn tỉnh Lào Cai, nhằm chuyển đổi và hình thành cơ cấu đầu tư hợp lý, thu hút tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư phát triển, trong đó có phát triển du lịch. Tập trung triển khai quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; 04 Chương trình 19 Đề án trọng tâm của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh nhằm khai thác tốt nhất tiềm năng, lợi thế của tỉnh để thúc đẩy phát triển kinh tế. Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng (GRDP) trên 10%. Tiếp tục thực hiện Kế hoạch số 274/KH-UBND ngày 24/10/2017 của UBND tỉnh về hỗ trợ Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2017-2020, định

hướng đến năm 2025. Phấn đấu năm 2019, số lượng doanh nghiệp thành lập mới trên địa bàn tỉnh tăng trên 10% so với năm 2018. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, đặc biệt thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho các doanh nghiệp trong thời gian 02 ngày (giảm 01 ngày so với quy định hiện hành); Tạo điều kiện thuận lợi, nhanh chóng về thủ tục hành chính cho các hộ kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp; giảm tối đa các cuộc thanh tra, kiểm tra, gây chồng chéo, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp tiến hành các hoạt động kinh doanh nói chung và kinh doanh du lịch nói riêng; Thực hiện có hiệu quả Chương trình hành động 153-CT/TU ngày 06/01/2014 của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 29-KL/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị lần thứ tám BCH TW Đảng (Khóa XI) về "Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo...”; Đẩy nhanh tiến độ thực hiện quy hoạch mạng lưới trường, lớp theo Đề án rà soát, điều chỉnh mạng lưới trường, lớp học đã phê duyệt; Triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới từ năm học 2019-2020; Đẩy mạnh phân luồng và định hướng nghề nghiệp cho học sinh phổ thông; Nâng cao chất lượng hệ thống trường Phổ thông dân tộc nội trú, bán trú; xây dựng trường học đạt chuẩn Quốc gia, trường chất lượng cao; trường THPT chuyên, trường quốc tế để các trường này trở thành hệ thống trường nòng cốt, tạo bước đột phá về chất lượng giáo dục, chất lượng nguồn nhân lực; Thực hiện Nghị quyết 33-NQ/TW ngày 09/6/2014 về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, Đề án số 8 phát triển văn hóa thể thao tỉnh Lào Cai giai đoạn 2016-2020; Đề án Tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc con người Việt Nam giai đoạn 2011-2030 tỉnh Lào Cai (Đề án 641); Đề án Tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình Việt Nam; Dự án "Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể quốc gia trên địa bàn tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2017-2020". Đẩy mạnh ‘‘Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng phong trào đời sống văn hóa”; Tổ chức triển khai các hoạt động văn hoá thể thao lớn: Hội khoẻ Phù Đổng tỉnh Lào Cai, Hội thi Thể thao các dân tộc thiểu số, đây là yếu tố tiền đề quan trọng để thu hút khách du lịch trong và ngoài nước, xây dựng các sản phẩm du lịch hấp dẫn, có sức cạnh tranh cao.

Tại Lâm Đồng, Nghị quyết số 69/2018/QH14 về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019 trong đó xác định: Tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, tính tự chủ và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Tập trung cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, thúc đẩy tăng

trưởng kinh tế; tạo chuyển biến thực chất hơn trong thực hiện các đột phá chiến lược, cơ cấu lại nềnkinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến và tận dụng có hiệu quả cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Chú trọng phát triển y tế, giáo dục, đào tạo, văn hóa, xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân. Tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu. Đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách tư pháp, tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế; cơ cấu lại đội ngũ công chức, viên chức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo điều hành và thực thi pháp luật; quyết liệt phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Củng cố quốc phòng, an ninh; bảo đảm trật tự, an toàn xã hội. Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế. Các chính sách nói trên có tác dụng không nhỏ tới khuyến khích du lịch nói chung và tạo điều kiện kích thích du lịch tại các KDLQG phát triển hơn nữa.

Còn tại An Giang, nội dung Nghị quyết số 69/2018/QH14 về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019 bao gồm: tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, tính tự chủ và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Tập trung cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; tạo chuyển biến thực chất hơn trong thực hiện các đột phá chiến lược, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến và tận dụng có hiệu quả cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; Chú trọng phát triển y tế, giáo dục, đào tạo, văn hóa, xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân. Tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu; Đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách tư pháp, tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế; cơ cấu lại đội ngũ công chức, viên chức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo điều hành và thực thi pháp luật; quyết liệt phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Củng cố quốc phòng, an ninh; bảo đảm trật tự, an toàn xã hội. Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế. Mặc dù đây là những chính sách kinh tế - xã hội nói chung của cả tỉnh, tuy nhiên, những chính sách này có vai trò rất quan trong, vừa là điều kiện, vừa là cơ sở cho sự phát triển du lịch nói chung và phát triển du lịch tại các KDLQG nói riêng tại An Giang, trong đó có KDLQG Núi Sam.

Phát triển du lịch tại các khu du lịch quốc gia ở địa phương nào cũng luôn cần có sự thống nhất với chủ trương, định hướng phát triển du lịch của địa phương đó. Trên cơ sở đó, theo báo cáo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đối với các quy hoạch tổng thể phát triển du lịch cảnước, các khu du lịch quốc gia sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đều được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các địa phương tổ chức công bố rộng rãi. Các định hướng phát triển du lịch của các quy hoạch này được các địa phương sử dụng là căn cứ để xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và các đề án phát triển du lịch cụ thể tại các địa phương, căn cứ để tổ chức thu hút đầu tư và tổ chức đầu tư phát triển du lịch.

Tại Lào Cai, định hướng phát triển du lịch của địa phương được triển khai thực hiện trên cơ sở Chương trình hành động số 148-CTr/TU ngày 28/7/2017 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XV nhằm thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Thúc đẩy phát triển du lịch huyện Bát Xát, Bắc Hà, Bảo Yên, Văn Bàn để mở rộng không gian du lịch trong toàn tỉnh. Ưu tiên triển khai các hạng mục xây dựng khu du lịch quốc gia Sa Pa mang tầm cỡ quốc tế theo quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Tiếp tục triển khai kế hoạch năm 2019 thực hiện Đề án số 03 phát triển du lịch tỉnh Lào Cai giai đoạn 2016-2020. Tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư, quảng bá du lịch Lào Cai trong và ngoài nước nhằm giới thiệu du lịch Lào Cai đến du khách trong nước và quốc tế; xây dựng một số khu, điểm du lịch đạt tiêu chuẩn cấp tỉnh theo Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh tỉnh Lào Cai giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn đến năm 2030 (phân vùng tại các huyện Bát Xát, Bắc Hà, Bảo Thắng, thành phố Lào Cai....); tham gia chuỗi các sự kiện tại Hội chợ Thương mại Du lịch Quốc tế Việt - Trung 2019; nghiên cứu, xây dựng một số sản phẩm du lịch mới, đặc sắc, riêng có của Lào Cai.

Tại Lâm Đồng và An Giang, các chủ trương và định hướng phát triển du lịch tập trung vào các vấn đề sau: Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịch tại các điểm đến du lịch trọng điểm. Phát triển du lịch thành kinh tế mũi nhọn theo hướng nâng cao chất lượng dịch vụ, tập trung đầu tư cơ sở vật chất - kỹ thuật đồng bộ, hiện đại và phát triển các sản phẩm có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, cạnh tranh được với các nước trong khu vực và thế giới, nhất là tại các vùng du lịch trọng điểm. Đây là những nội dung cơ bản được đề cập trong Quyết định số 01/QĐ-UBND tỉnh An Giang về Ban hành Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh An Giang năm 2019 và Quyết định số 673/QĐ-UBND tỉnh

Lâm Đồng về Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh.

Những chủ trương, định hướng này cung cấp những khuôn khổ, phương hướng để phát triển du lịch tại các KDLQG trên địa bàn các địa phương nói trên.

2.2.3. Bộ máy tổ chức quản lý các khu du lịch quốc giatại Việt Nam

Theo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, hiện nay, trên thực tế đã hình thành khu du lịch có quy mô quốcgia tại nhiều tỉnh, thành trên phạm vi cả nước, trong đó có cả các KDLQG được công nhận chính thức. Để quản lý các khu du lịch quy mô như này, một số địa phương đã thành lập ban quản lý, có nơi trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, có nơi trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị quản lý khu du lịch quốc gia chưa thống nhất, mỗi địa phương sẽ có cách thức quản lý riêng với các KDLQG thuộc địa phương mình.

Cụ thể, về tổ chức quản lý, theo quyết định 205/QĐ-TTg, KDLQG Hồ Tuyền Lâm sẽ do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn chi tiết về việc tổ chức quản lý khai thác còn UBND tỉnh Lâm Đồng có trách nhiệm thực hiện việc tổ chức quản lý, khai thác phát triển KDLQG Hồ Tuyền Lâm theo đúng quy hoạch được duyệt và quy chế quản lý và hướng dẫn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Tại KDLQG Sapa cũng tương tự, theo quyết định 1927/QĐ-TTg, KDLQG Sapa sẽ giao cho UBND tỉnh Lào Cai chủ trì, phối hợp cùng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chứcquản lý khai thác và phát triển các hoạt động du lịch tại đây.

Trong khi đó, tại KDLQG Núi Sam, theo Quyết định 2646/QĐ-BVHTTDL, việc tổ chức quản lý khai thác sẽ giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh An Giang phối hợp với UBND tỉnh, trên cơ sở định hướng của Bộ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Tổng cục Du lịch.

Tuy nhiên, cũng theo Quyết định công nhận chính thức ba KDLQG nói trên, với các quyết định về cơ chế, chính sách phù hợp nhằm thúc đẩy phát triển du lịch bền vững theo đúng định hướng Quy hoạch tổng thể phát triển KDLQG đã được phê duyệt thì sẽ nghiên cứu, đề xuất để trình thủ tướng Chính phủ xem xét và quy định.

Như vậy, các KDLQG Việt Nam hiện nay không có bộ máy quản lý độc lập mà sẽ do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch định hướng còn UBND tỉnh sẽ phối hợp quản lý, tổ chức và khai thác theo định hướng chung của Bộ và bản quy hoạch đã được duyệt.

Ở mỗi địa phương, việc quản lý du lịch tại các KDLQG của UBND các tỉnh được định hướng và phân công khác nhau.

Tại Lào Cai, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 3330/QĐ-UBND thành lập Ban Quản lý Du lịch tỉnh Lào Cai. Theo đó, Ban Quản lý Du lịch tỉnh Lào Cai là cơ quan trực thuộc UBND tỉnh, có chức năng tham mưu giúp UBND tỉnh quản lý các trọng điểm du lịch, khu du lịch trên địa bàn tỉnh Lào Cai,trong đó có KDLQG Sapa về công tác quy hoạch, đầu tư xây dựng, khai thác và vận hành hoạt động của các điểm du lịch, khu du lịch; thực hiện công tác kiểm tra, giám sát các nội dung, tiến độ thực hiện các dự án, hoạt động quảng bá, xúc tiến, phát triển sản phẩm du lịch tỉnh Lào Cai; thực hiện một số nhiệm vụ khác thuộc lĩnh vực du lịch.

Toàn bộ nhân sự của Ban Quản lý du lịch tỉnh hoạt động theo hình thức kiêm nhiệm, cơ cấu tổ chức gồm: 01 Trưởng Ban do Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch kiêm nhiệm, là người đứng đầu Ban, chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Ban; 03 Phó Trưởng Ban, trong đó có 01 Phó Trưởng ban do Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch kiêm nhiệm, 01 Phó Trưởng Ban do Phó Chủ tịch UBND huyện Sa Pa phụ trách văn hóa – xã hội kiêm nhiệm, 01 Phó Trưởng Ban do Phó Chủ tịch UBND huyện Bắc Hà phụ trách văn hóa –xã hội kiêm nhiệm. Các Phó Trưởng Ban có nhiệm vụ giúp Trưởng Ban phụ trách một hoặc một số lĩnh vực công tác do Trưởng Ban phân công, chịu trách nhiệm trước Trưởng Ban và trước pháp luật về

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÁC KHU DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 66 -78 )

×