Hạn chế và nguyên nhân của chính sách phát triển các KDLQG Việt Nam

Một phần của tài liệu Đề tài chính sách phát triển các khu du lịch quốc gia việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 99)

6. Kết cấu của đề tài

2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân của chính sách phát triển các KDLQG Việt Nam

a, Hạn chế: Bên cạnh những ưu điểm, chính sách phát triển các KDLQG Việt Nam có những hạn chế sau:

Trong chính sách phát triển du lịch, các chính sách bộ phận còn nhiều bất cập như: Chính sách tài chính đã đưa ra nhưng hoạt động giải ngân chậm khiến cho

đa số các dựán chậm tiến độ, một số dự án phát triển du lịch có ngân sách được cấp không đủ để thực hiện; Chính sách đào tạo phát triển nguồn nhân lực đã thực hiện nhưng trình độ nguồn nhân lực du lịch địa phương đa phần vẫn còn thấp, thiếu về số lượng, chưa đảm bảo về chất lượng; Chính sách xúc tiến quảng bá du lịch đã ban hành nhưng chưa thực sự được quan tâm vì địa phương chưa đủ điều kiện thực hiện quảng bá du lịch theo hướng chuyên nghiệp, chưa triển khai quảng bá trên các website lớn và nội dung thông tin du lịch tại các KDLQG còn hạn chế về mức độ phong phú, ngôn ngữ sử dụng, đa số website chỉ có tiếng Việt, không có ngoại ngữ, gây khó khăn cho khách du lịch quốc tế nếu muốn tiếp cận thông tin. Trong 3 KDLQG được chính thức công nhận tại Việt Nam, chưa có KDLQG nào có website riêng, KDLQG hồ Tuyền Lâm tuy có website của Ban quản lý (http://dalattuyenlam.lamdong.gov.vn/) nhưng nội dung chưa hấp dẫn, thiếu cập nhật và chỉ có 1 ngôn ngữ là tiếng Việt, gây khó khăn cho việc tiếp cận thông tin của cả du khách trong và ngoài nước ; Chính sách xây dựng sản phẩm du lịch mới đã được quan tâm nhưng chưa thực sự phát huy hết hiệu quả; Chính sách bảo tồn, tôn tạo tài nguyên và môi trường du lịch mặc dù đã được thực hiện nhưng môi trường du lịch vẫn đang bị ô nhiễm, gây ảnh hưởng đến cảnh quan cũng như sức khỏe của du khách...

Đa số các chính sách thực hiện còn nhiều chậm trễ, quá trình triển khai kết hợp giữa lợi ích của người dân và nhà nước chưa hợp lý nên kết quả thực hiện thu được hiệu quả chậm hơn dự kiến. Dưới đây là một số bất cập nổi bật của một số chính sách trong quá trình triển khai chính sách phát triển du lịch của tỉnh:

Trong triển khai chính sách xúc tiến du lịch, phối hợp hoạt động của các thành viên Ban chỉ đạo các cấp của các địa phương các tỉnh Lâm Đồng, An Giang và Lào Cai chưa đồng bộ; việc tổ chức các cuộc kiểm tra cơ sở để đánh giá chất lượng thực tế và trao đổi thông tin chưa thường xuyên; công tác tuyên truyền quảng bá còn nhiều hạn chế, đội ngũ cán bộ quản lý ngành du lịch còn thiếu và yếu về năng lực; việc sản xuất, xuất bản các ấn phẩm nhằm giới thiệu những giá trị tài nguyên du lịch còn hạn chế, chưa đáp ứng nguyện vọng chính đáng của người dân và du khách.

Trong triển khai chính sách xây dựng sản phẩm, các tỉnh Lâm Đồng, An Giang và Lào Cai chưa có cơ chế riêng khuyến khích các doanh nghiệp du lịch đầu tư phát triển sản phẩm mới. Các sản phẩm phục vụ khách du lịch còn chưa phong phú, khả năng cạnh tranh chưa cao, chủ yếu tập trung ở việc khai thác các yếu tố tài

nguyên có sẵn mà thiếu các điểm vui chơi giải trí hấp dẫn. Hoạt động lữ hành quốc tế chưa hiệu quả.

Trong triển khai chính sách bảo tồn, các tỉnh Lâm Đồng, An Giang và Lào Cai chưa thực sự tập trung quan tâm chuyên sâu đến hoạt động bảo tồn, tôn tạo tài nguyên và môi trường du lịch, kinh phí thực hiện cũng rất thấp. Việc nghiên cứu chuyên sâu về các giá trị tài nguyên đặc trưng của du lịch địa phương chưa được thực hiệnhiệu quả…

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật nhiều, nhưng những văn bản hướng dẫn cụ thể thì không rõ ràng, chồng chéo, dẫn đến khi thực hiện chính sách phát triển du lịch thì các cơ quan quản lý khó nắm được trách nhiệm của mình đến đâu, việc thanh tra giám sát và quy trách nhiệm của các cấp còn gặp nhiều khó khăn.

Việc phối kết hợp giữa các ngành, các cấp trong lĩnh vực liên quan đến du lịch chưa cao: Hợp tác giữa các cơ quan quản lý còn khá yếu, nên việc thực thi chính sách gặp nhiều khó khăn, nhất là các cơ quan liên quan đến tổ chức tuyên truyền chính sách; các cơ quan tuyên truyền chưa chú trọng đến phổ biến nội dung chính sách, nên nhiều chủ trương, chính sách phát triển du lịch chưa đi vào đời sống của người dân địa phương.

b, Nguyên nhân của những hạn chế:

Có nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan gây ra những hạn chế của chính sách, nhưng nguyên nhân chủ yếu là do năng lực quản lý của chính quyền các địa phương còn yếu, thể hiện ở một số mặt sau:

Nhận thức và trình độ năng lực chuyên môn của các cấp, các ngành có liên quan còn nhiều hạn chế, đa phần trong các vị trí chủ chốt của các phòng ban nghiệp vụ, cấp quản lý còn chưa chuyên sâu về KDLQG, thường chỉ ở cấp quản lý tài nguyên du lịch nói chung. Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch các tỉnh còn chưa chú trọng đến công tác xúc tiến quảng bá cho các KDLQG của tỉnh.

Tỷ lệ, số lượng nguồn ngân sách địa phương chi cho hoạt động du lịch, đặc biệt cho phát triển các KDLQG còn rất nhỏ bé so với nhu cầu, nên mức độ tập trung thực hiện chính sách phát triển KDLQG không cao. Nhiều dự án du lịch chỉ hoạt động cầm chừng, chậm tiến độ và bị dừng lại. Do đó, việc thực hiện chính sách chưa đem lại hiệu quả cao cho kinh tế của các địa phương.

Nguồn nhân lực địa phương tuy nhiều nhưng nhân lực du lịch tại địa phương còn thiếu và rất yếu, đa phần chỉ tạm đạt yêu cầu về số lượng nhưng chưa đảm bảo về chất lượng. Do cơ chế, chính sách đào tạo phát triển chất lượng nguồn nhân lực

du lịch chưa hợp lý và cũng do đặc thù các tỉnh có KDLQG, gồm các tỉnh Lâm Đồng, An Giang và Lào Cai, là các tỉnh còn đang phát triển nên cũng gây cản trở cho phát triển chất lượng nhân lực du lịch tại địa phương.

Công tác tuyên truyền chính sách tới người dân địa phương còn nhiều hạn chế. Do công việc tuyên truyền về tinh thần của chính sách chưa thực hiện đồng bộ, thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành như đài phát thanh địa phương, phòng thông tin của các huyện, đài truyền hình...; chưa tuyên truyền mở rộng về quy hoạch du lịch, những mục tiêu, những kết quả của ngành du lịch đạt được và những định hướng hiện tại của ngành du lịch tại địa phương...; chưa chủ động thông báo trước tới các chủ thể bị tác động và tuyên truyền tới người dân trong quá trình thực hiện

chính sách để tránh được một số những khó khăn mà các cấp các ngành gặp phải.

Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch của còn nhiều yếu kém như hệ thống giao thông chưa hoàn thiện, hệ thống mạng viễn thông, đặc biệt trong bối cảnh phát triển cách mạng công nghệ 4.0 mới chỉ ứng dụng bước đầu... Trong quá trình triển khai các chính sách tài chính, các tỉnh Lâm Đồng, An Giang và Lào Cai còn thiếu các cơ chế chính sách phát triển du lịch riêng của địa phương, kinh phí của các tỉnh đáp ứng cho các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch chưa hiệu quả.

CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KHU DU LỊCH QUỐC GIA TẠI VIỆT NAM 3.1 Phương hướng và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và phát triển du lịch Việt Namtrong thời gian tới

3.1.1 Phương hướng và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam trong thời

gian tới

Du lịch là một ngành trong nền kinh tế, vì thế, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam có liên quan và ảnh hưởng trực tiếp tới mục tiêu phát triển du lịch của Việt Nam.

Về mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số

13/CT-TTg ban hành ngày 24/5/2018, về việc xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế

- xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2019, trong đó đã đưa ra một số định hướng, nhiệm vụ và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội như sau:

Về mục tiêu tổng quát: Giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, nâng cao sức chống chịu của nền kinh tế, phấn đấu tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước đạt khoảng 6,8%. Chú trọng tăng trưởng chất lượng, bền vững, hiệu quả và sáng tạo; nâng cao năng suất lao động; cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, năng lực cạnh tranh. Đẩy mạnh thực hiện các đột phá chiến lược, cơ cấu lại nền kinh tế và các ngành, lĩnh vực; đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, phát triển khoahọc và công nghệ, phát huy đổi mới, sáng tạo và đẩy mạnh khởi nghiệp nhằm tận dụng các cơ hội phát triển của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, phúc lợi xã hội, bảo vệ môi trường và cải thiện đời sống nhân dân. Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng, lãng phí. Củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội. Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại; chủ động, tích cực hội nhập quốc tế; duy trì môi trường hòa bình, ổn định phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.

Trên cơ sở những mục tiêu đó, Chỉ thị đã chỉ đưa ra một số định hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội như sau:

Về phát triển kinh tế: Tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát; Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) khoảng 6,8%; Quyết liệt thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế và các ngành, lĩnh vực theo hướng tăng

cường đổi mới, sáng tạo, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, nâng cao năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế; Tiếp tục thực hiện hiệu quả, đồng bộ 3 đột phá trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; Bảo đảm môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, bình đẳng; phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế; Triển khai đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ về triển khai thi hành Luật Quy hoạch.

Về phát triển xã hội: Thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo đảm an sinh xã hội; Chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân; Phát triển giáo dục đào tạo; Phát triển khoa học công nghệ; Phát triển văn hóa, thể dục thể thao; Tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin truyền thông theo hướng công khai, minh bạch, kịp thời và hiệu quả nhằm tạo sự đồng thuận xã hội, nhất là trong phát triển kinh tế - xã hội; đấu tranh chống lại các thông tin xuyên tạc, sai sự thật, chống phá chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường: Tăng cường quản lý khai thác, sử dụng tài nguyên, khoáng sản. Tập trung kiểm soát và khắc phục ô nhiễm môi trường. Kiểm soát chặt chẽ các nguồn gây ô nhiễm, nhất là tại các làng nghề, khu, cụm công nghiệp, lưu vực sông, cơ sở sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm nặng; giảm thiểu phát thải đối với các doanh nghiệp công nghiệp, đặc biệt là các ngành có nguy cơ ô nhiễm môi trường và phát thải cao như sắt thép, xi măng, hóa chất, nhiệt điện... Kiên quyết xử lý các cơ sở sử dụng lãng phí năng lượng, tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; Đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động bảo vệ môi trường; thúc đẩy phát triển, sử dụng năng lượng mới, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo. Tăng cường khả năng điều tiết các nguồn nước, sử dụng nước tiết kiệm, tăng cường khả năng tích nước cho mùa khô; Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh thiên tai.

Về cải cách hành chính; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, lãng phí: Đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng nền hành chính hiện đại, chuyên nghiệp, phục vụ, kiến tạo phát triển; Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, đẩy mạnh xây dựng chính phủ điện tử; khẩn trương hoàn thành xây dựng Cổng dịch vụ công quốc gia, bảo đảm kết nối, chia sẻ dữ liệu với các hệ thống thông tin một cửa điện tử của các bộ, ngành, địa phương; xây dựng các cơ sở dữ liệu quốc gia nền tảng, trong đó có cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Xử lý nghiêm các hành vi

tiêu cực, nhũng nhiễu, vi phạm pháp luật trong hoạt động công vụ; Tăng cường công tác thanh tra, tập trung vào những lĩnh vực tiềm ẩn nguy cơ tham nhũng, tiêu cực như quản lý đất đai, tài sản công, đầu tư xây dựng, sử dụng ngân sách nhà nước. Về quốc phòng, an ninh và công tác đối ngoại: Tiếp tục củng cố tiềm lực, quốc phòng an ninh, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân vững chắc gắn kết chặt chẽ với thế trận an ninh nhân dân, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và lợi ích quốc gia; Tiếp tục thực hiện có hiệu quả đường lối, chính sách đối ngoại, hội nhập quốc tế của Đảng và Nhà nước, góp phần giữ vững độc lập, tự chủ và môi trường hòa bình, ổn định. Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế; làm sâu sắc, thực chất hơn quan hệ với các đối tác. Đẩy mạnh triển khai đồng bộ các hoạt động đối ngoại đa phương; phát huy vai trò và đóng góp của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương trên tất cả các lĩnh vực, trong đó trọng tâm là hợp tác kinh tế, nhất là tại ASEAN, Liên hợp quốc, các khuôn khổ hợp tác ở Châu Á - Thái Bình Dương, Tiểu vùng Mê Công... Chuẩn bị tốt cho năm Việt Nam làm Chủ tịch ASEAN 2020.

Về đánh giá giữa kỳ tình hình thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội: Triển khai đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết số 142/2016/QH13 của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020; Nghị quyết số 24/2016/QH14 về cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016 - 2020; Nghị quyết số 25/2016/QH14 về kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia giai đoạn 2016 - 2020, trong đó tập trung đánh giá tình hình thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ về phát triển kinh tế - xã hội, tài chính, ngân sách, cơ cấu lại nền kinh tế; Dự báo tình hình thế giới và trong nước, những cơ hội, thách thức của những năm còn lại của giai đoạn 2018 - 2020, xây dựng các giải pháp nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020, kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia giai đoạn 2016 - 2020 và cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016 - 2020 đã đề ra.

3.1.2 Phương hướng và mục tiêu phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm

nhìn đến năm 2030

Du lịch được coi là một ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế, thậm chí được coi là ngànhkinh tế trọng điểm. Nhận định phát triển du lịch sẽ phát huy được lợi thế quốc gia, Đảng và Nhà nước đã có chủ trương mạnh mẽ và nâng lên tầm cao mới cho ngành này tại Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về Phát triển du

Một phần của tài liệu Đề tài chính sách phát triển các khu du lịch quốc gia việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)