Hoàn thiện các chính sách phát triển

Một phần của tài liệu Đề tài chính sách phát triển các khu du lịch quốc gia việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 110 - 118)

6. Kết cấu của đề tài

3.3.1.Hoàn thiện các chính sách phát triển

Trong chính sách phát triển KDLQG, các chính sách bộ phận như Chính sách tài chính; Chính sách đào tạo phát triển nguồn nhân lực; Chính sách xúc tiến quảng bá du lịch; Chính sách xây dựng sản phẩm du lịch mới; Chính sách bảo tồn, tôn tạo tài nguyên và môi trườngdu lịch...còn nhiều bất cập. Từ đó, đòi hỏi các tỉnh Lâm Đồng, An Giang và Lào Cai cần có các giải pháp cụ thể đối với từng chính sách bộ phận để có thể hoàn thiện được hệ thống chính sách phát triển KDLQG tại đây. Cụ thể:

3.3.1.1. Hoàn thiện chính sách tài chính

Chính sách tài chính đã đưa ra nhưng hoạt động giải ngân chậm khiến cho đa

số các dự án chậm tiến độ, một số dự án phát triển du lịch có ngân sách được cấp không đủ để thực hiện, do đó để hoàn thiện chính sách tài chính của các địa phương trong thời gian tới. Cụ thể, các tỉnh Lâm Đồng, An Giang và Lào Cai cần tiếp tục thực hiện huy động vốn, giảm thuế và điều chỉnh, phân cấp ngân sách địa phương dành cho phát triển KDLQG. Rà soát, hoàn thiện quy hoạch các ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội các địa phương, rút ngắn thời gian giải ngân cho các dự án chậm tiến độ bằng cách yêu cầu xây dựng lộ trình cụ thể cho các dự án, giám sát chặt chẽ tiến độ thực hiện, đảm bảo đúng thời gian, thời hạn thực hiện, phân bổ ngân quỹ trên cơ sở tiến độ và mức độ thực hiện thực tế của dự án…

Về huy động vốn đầu tư, các tỉnh Lâm Đồng, An Giang và Lào Cai cần tăng cường thu hút đầu tư phát triển du lịch. Tạo lập hình ảnh định vị là các KDLQG có quy mô và điều kiện phát triển du lịch tầm cỡ quốc gia. Tuy nhiên, cho đến nay, trên cả phương diện quốc gia, Việt Nam chưa xây dựng được hình ảnh định vị

KDLQG rõ ràng. Do đó, thời gian tới các địa phương cần có kế hoạch định vị du

lịch của từng địa phương, coi đây là yếu tố quan trọng để phát triển du lịch cũng như thu hút đầu tư phát triển du lịch.Bên cạnh đó, các địa phương cũngcần nghiên cứu ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích thu hút vốn đầu tư ngoài ngân sách nhà nướcđể phát triển du lịch tại các KDLQG. Với thông điệp là tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi và thân thiện với nhà đầu tư phát triển du lịch, các địa phương có KDLQG Việt Nam cần tạo ra sự cân bằng lợi ích giữa địa phương và nhà đầu tư. Các chính sách “giá” mà chính quyền địa phương có thể thực hiện nhằm hỗ trợ cho nhà đầu tư bao gồm: Ban hành chính sách về hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng, kỹ thuật như đường giao thông, điện… có tính chất liên vùng; Thống nhất ưu đãi về chính sách thuế, phí, lãi suất cho các dự án du lịch trong khu vực; Có chương trình hợp tác về đào tạo, chia sẻ, nguồn nhân lực du lịch…

Liên quan đến điều kiện kinh doanh, cần có chính sách đề nghị miễn giảm thuế sử dụng đất, thuế thu nhập doanh nghiệp, kích thích các doanh nghiệp kinh doanh phát triển các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách du lịch cũng như người dân địa phương.

Về điều chỉnh, phân cấp ngân sách địa phương cho phát triển du lịch cần rõ ràng, căn cứ vào tình hình thu – chi và cân đối thu chi của từng địa phương. Địa phương nào có chưa có khả năng cân đối thu chi ngân sách địa phương thì cần hỗ trợ phân cấp ngân sách từ Trung ương, đảm bảo gắn việc phân cấp ngân sách với trách nhiệm, mang lại hiệu quả kinh tế cho địa phương.

3.3.1.2. Hoàn thiện chính sách đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch tại các KDLQG Việt Nam

Hiện nay, chính sách đào tạo phát triển nguồn nhân lực đã thực hiện nhưng trình độ nguồn nhân lực du lịch địa phương đa phần vẫn còn thấp. Để hoàn thiện chính sách đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch tại các KDLQG Việt Nam, các tỉnh Lâm Đồng, An Giang và Lào Caicần:

Tăng cường mở các lớp đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ về dịch vụ nhà hàng, khách sạn, hướng dẫn... cho đội ngũ lao động du lịch trên địa bàn song song với việc nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch.

Từng bước mở rộng mô hình đào tạo theo cơ chế chia sẻ kinh phí đào tạo giữa nguồn ngân sách nhà nước, đóng góp của người học và của các tổ chức, doanh nghiệp sử dụng lao động, trong đó, chi đầu tư của ngân sách nhà nước đóng vai trò chủ đạo.

Huy động vốn đầu tư cho giáo dục từ doanh nghiệp và tạo điều kiện để người lao động trong doanh nghiệp chủ độngtham gia các khóa đào tạo. Kinh phí đào tạo được trực tiếp hạch toán vào giá thành sản phẩm.

Đẩy mạnh điều tra, tìm hiểu các yêu cầu về chất lượng, tiêu chuẩn về trình độ nhân lực của các doanh nghiệp du lịch để kịp thời cung cấp thông tin cho các cơ sở đào tạo.

Tiếp tục mở lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch cho cán bộ văn hoá xã, phường và thôn, bản nhằm nâng cao nghiệp vụ quản lý các điểm du lịch thăm

quan trong KDLQG; Tập huấn kỹ năng nghề cho người dân khi tham gia cung ứng

các hoạt động du lịch tại địa phương.

Ngoài ra, cần khuyến khích người làm du lịch không ngừng chủ động nâng cao tay nghề và đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu của khách du lịch.

Cụ thể, các giải pháp chính cần tập trung vào các nội dung sau: Xây dựng cơ sở đào tạo một cách hệ thống gồm dạy nghề, đào tạo các cấp từ trung cấp đến đại học về du lịch. Đổi mới cơ bản công tác quản lý và tổ chức đào tạo nguồn nhân lực, đổi mới nội dung và phương pháp đào tạo theo chuẩn hóa quốc gia cho ngành du lịch, gắn lý thuyết với thực hành, đào tạo với nghiên cứu để nâng cao chất lượng giảng dạy và trình độ đội ngũ cán bộ giảng viên. Đào tạo mang tầm vĩ mô đồng thời cần phải dự báo được xu hướng phát triển du lịch, tránh hiện tượng đào tạo cấp tốc không bài bản để đáp ứng nhu cầu của du khách một cách bị động.Thay đổi những chính sách đối với lực lượng lao động trong ngành du lịch như: Cải thiện điều kiện lao động và nâng cao chất lượng môi truờng trong doanh nghiệp du lịch; Đề ra nhưng quy định nhằm hoàn thiện chế độ đãi ngộ, đánh giá và khen thưởng người lao động. Hoàn thiện hệ thống nội quy và tăng cường kỷ luật lao động; Bố trí và phân công lao động thích hợp. Ngoài ra còn thực hiện một số giải pháp cơ bản trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho ngành du lịch như: liên kết bồi dưỡng nâng cao, đào tạo lại và tuyển dụng mới nhân lực thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về du lịch, liên kết tuyển dụng, đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ kinh doanh du lịch. Trong đó các tỉnh Lâm Đồng, An Giang và Lào Caisẽ tập trung thực hiện các giải pháp cụ thể đó là: Đào tạo tại chỗ: Chọn các điểm du lịch nằm trong

khu du lịch, tổ chức các lớp học ngắn ngày, đưa chuyên gia du lịch tới giảng bài, hướng dẫn cách làm du lịch cho người dân bản địa ở các điểm du lịch thu hút đông khách thăm quan như: Thung lũng Mường Hoa, bản Tả Phìn, bản Cát Cát…(KDLQG Sapa), Núi Sam, thị xã Châu Đốc, An Giang (KDLQG Núi Sam), Đà Lạt (KDLQG hồ Tuyền Lâm). Phối hợp với các đoàn thể thanh niên, phụ nữ, nông dân, cựu chiến binh…tại các điểm du lịch cùng tham gia phát triển các hoạt động du lịch tại địa phương nơi mình sinh sống. Gắn phát triển du lịch với phát triển kinh tế tại địa phương bằng cách phát triển các nghề truyền thống, tạo sản phẩm đặc trưng của địa phương bán cho du khách. Khuyến khích các hộ dân có đủ điều kiện làm dịch vụ lưu trú homestay cho du khách. Thường xuyên thanh, kiểm tra, giám sát các cơsở kinh doanh dịch vụ du lịch. Tăng cường các hoạt động tham quan, trao đổi kinh nghiệm trong hoạt động du lịch giữa các địa phương có KDLQG có nhiều kinh nghiệm và hiệu quả trong phát triển du lịch, chẳng hạn như KDLQG Sapa.

3.3.1.3. Hoàn thiện chính sách xúc tiến quảng bá du lịch tại các KDLQG Việt Nam

Chính sách xúc tiến quảng bá du lịch tại các KDLQG hiện nay đã ban hành nhưng chưa thực sự được quan tâm vì địa phương chưa đủ điều kiện thực hiện quảng bá du lịch theo hướng chuyên nghiệp, chưa triển khai quảng bá trên các website lớn, thậm chí chưa có KDLQG nào có website riêng, trừ KDLQG hồ Tuyền Lâm có website của Ban quản lý. Nội dung thông tin du lịch trên các website hiện nay còn hạn chế về mức độ phong phú, ngôn ngữ sử dụng, đa số mới chỉ có tiếng Việt, không có ngoại ngữ, gây khó khăn cho khách du lịch quốc tế nếu muốn tiếp cận thông tin. Do vậy, để hoàn thiện chính sách xúc tiến quảng bá du lịch tại các

KDLQG, các tỉnh Lâm Đồng, An Giang và Lào Cai cần:

Nâng cao nhận thức cộng đồng dân cư về lợi ích phát triển du lịch, tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền quảng bá hình ảnh du lịch trong cộng đồng dân cư; Kết hợp, ủng hộ và khuyến khích dân cư địa phương trực tiếp tham gia vào hoạt động du lịch.

Phát triển xúc tiến sản phẩm du lịch, thực hiện đồng bộ các chiến lược sản phẩm thị trường: Chiến lược sản phẩm cũ, thị trường cũ; Chiến lược sản phẩm cũ, thị trường mới; Chiến lược sản phẩm mới, thị trường cũ; Chiến lược sản phẩm mới, thị trường mới để đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm dulịch.

Phát triển và mở rộng thị trường, áp dụng đồng thời nhiều chiến lược như: nhiều sản phẩm cho nhiều thị trường, sản phẩm riêng biệt cho thị trường riêng biệt...

Tăng cường hợp tác, liên kết với các địa phương khác trên cả nước để xây dựng tour và sản phẩm du lịchkết nối, tạo tính đa dạng, tăng tính hấp dẫn.

Xây dựng những website riêng của từng KDLQG chính thức tại Việt Nam. Với các website hiện có của địa phương cần cập nhật đầy đủ, kịp thời các thông tin về du lịch tại các KDLQG, cung cấp thông tin trên trang website bằng nhiều ngôn ngữ, đáp ứng nhu cầu cần tìm hiểu đối với du khách trong và ngoài nước.

Để triển khai công tác xúc tiến quảng bá du lịch tại các KDLQG Việt Nam một cách hiệu quả, ngành du lịch các tỉnh Lâm Đồng, An Giang và Lào Cai cần tập trung xây dựng kế hoạch mời gọi các nhà đầu tư trong, ngoài nước, đến khảo sát, thăm quan để có phương án hỗ trợ, đầu tư, xây dựng khai thác, phát triển du lịch. Trong chương trình công tác các năm tiếp theo, các địa phương cần tiếp tục chỉnh sửa bổ sung, in ấn nội dung một số ấn phẩm tờ rơi, tập gấp, bản đồ du lịch; phối hợp với phòng Nghiệp vụ du lịch tổ chức các chương trình kỷ niệm Ngày du lịch Việt Nam và Ngày Du lịch thế giới, tham gia các chương trình xúc tiến, phát triểndu lịch do Tổng cục Du lịch và các Hiệp hội Du lịch tổ chức…

3.3.1.4. Hoàn thiện chính sách bảo tồn, tôn tạo tài nguyên và môi trường du lịch (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chính sách bảo tồn, tôn tạo tài nguyên và môi trường du lịch dù đã được thực hiện nhưng các điểm du lịch trong các KDLQG hiện nay vẫn đang trong tình trạng bị ô nhiễm môi trường... Cần lưu ý rằng: tài nguyên du lịch luôn gắn với môi trường du lịch. Không thể khai thác và phát triển hoạt động du lịch mà không quan tâm đến môi trường du lịch tại đó. Việc bảo vệ môi trường du lịch gắn với bảo tồn và phát huy giá trịtài nguyên du lịch, từ đó khai thác để phát triển các sản phẩm du lịch là vấn đề được nhiều nhà quản lý du lịch quan tâm.

Các KDLQG trong những năm qua đã thu hút phần lớn lượng khách du lịch

trong và ngoài nước, góp phần phát triển ngành du lịch Việt Nam và kinh tế tại các địa phương. Tuy nhiên, các chuyên gia đều cho rằng, một thách thức không nhỏ đối với các KDLQG là công tác bảo vệ môi trường, việc phát triển du lịch quá nóng đã ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường du lịch trong những năm qua. Trong đó, có nhiều bất cập, khó khăn còn tồn tại như: tại nhiều khu, điểm du lịch còn xuất hiện các chất thải rắn, rác thải, nước thải chưa thu hồi, xử lý triệt để nên nguy cơ tiềm ẩn ô nhiễm cục bộ và tái ô nhiễm sau xử lý vẫn xảy ra tại vài khu vực, đặc biệt là tại một số khu, điểm du lịch nằm tại hạ lưu các lưu vực sông, suối, ao hồ, các bãi biển, đảo... Nhà vệ sinh tại các khu, điểm du lịch còn thiếu, chưa đáp ứng nhu cầu khi

lượng khách tăng cao, trang thiết bị phục vụ không đảm bảo chất lượng và an toàn cho du khách sử dụng.

Do đó, để hoàn thiện chính sách bảo tồn, tôn tạo tài nguyên và môi trường du lịch, các tỉnh Lâm Đồng, An Giang và Lào Cai cần phải:

Nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, nhất là

khi du lịch đang phát triển “nóng” như hiện nay; phát triển du lịch xanh, tăng trưởng xanh. Cần đánh giá sức chứa, sức chịu tải của các KDLQG để định hướng phát triển phù hợp. Cần phải ưu tiên đầu tư hạ tầng để phục vụ công tác môi trường thiết yếu tại các khu du lịch, nhất là các khu du lịch trọng điểm như phải đảm bảo 100% các khu du lịch có nhà vệ sinh đạt chuẩn. Đồng thời, có biện pháp xử lý và ngăn ngừa sự ô nhiễm ở các KDLQG. Chức năng quản lý của Ban quản lý KDLQG cần được làm rõ vì hiện nay nhiều Ban quản lý khu du lịch hiện nay đã được thành lập nhưng chưa phát huy được vai trò và chưa có thực quyền. Có quy chế quản lý và bố trí cán bộ chuyên trách về bảo vệ môi trường tại các khu du lịch. Đề xuất Bộ VHTTDL ban hành Bộ tiêu chí bảo vệ môi trường trong các khu du lịch quốc gia.

Cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường, trong đó quy định những nội dung mới như du lịch có trách nhiệm, chi trả dịch vụ môi trường hệ sinh thái (với đối tượng là khách du lịch), tăng cường chế tài xử phạt vi phạmnếu xả thải ra môi trường tại điểm du lịch...

Chú trọng công tác quy hoạch và đảm bảo thực hiện theo đúng nội dung Quy hoạch phát triển các KDLQG đã được phê duyệt nhằm đảm bảo tính khoa học, trên cơ sở tính toán kỹ lưỡng, toàn diện các xu thế phát triển, từ đó có chính sách phù hợp; tránh tình trạng quy hoạch thiếu đồng bộ, chồng chéo, hoặc thực hiện không đúng quy hoạch,gây khó khăn cho công tác quản lý các KDLQG nói chung và quản lý môi trường nói riêng.

Tăng cường năng lực quản lý môi trường trong các KDLQG, phân công thống nhất đầu mối quản lý các khu du lịch quốc gia… Cần có cơ chế phối hợp đồng bộ giữa các đơn vị quản lý các KDLQG với các cơ quan hành chính và an ninh địa phương, cơ quan quản lý trung ương, các công ty du lịch, đại diện các cộng đồng nhân dân địa phương để đồng lòng, thống nhất trong việc đảm bảo môi trường du lịch cho phát triển bền vững.

Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát về môi trường (thường xuyên, định kỳ, đột xuất); phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chuyên môn nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời, triệt để những hành vi gây ô nhiễm môi

trường trong kinh doanh dịch vụ du lịchtại KDLQG. Đồng thời, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác môi trường; Trang bị các phương tiện kỹ thuật hiện đại để phục vụ có hiệu quả hoạt động của

Một phần của tài liệu Đề tài chính sách phát triển các khu du lịch quốc gia việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 110 - 118)