Tăng cường quản lý khách du lịch tại các KDLQG Việt Nam

Một phần của tài liệu Đề tài chính sách phát triển các khu du lịch quốc gia việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 121 - 132)

6. Kết cấu của đề tài

3.3.4. Tăng cường quản lý khách du lịch tại các KDLQG Việt Nam

Không đơn thuần chỉ là tham quan, ngắm cảnh, nghỉ dưỡng, khách du lịch đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc góp phần phát triển du lịch bền vững tại các KDLQG. Khách du lịch nên và cần phải tham gia vào công tác bảo vệ môi trường và tài nguyên du lịch. Công việc mà khách du lịch có thể làm là hỗ trợ

tài chính cho người dân địa phương, giúp đỡ, tạo điều kiện trong các hoạt động phát triển du lịch nói chung và phát triển du lịch tại các KDLQG nói riêng. Khách du lịch là những người tiêu dùng cuối cùng, bởi vậy cần phải giữ vai trò phát triển du lịch bền vững: phải tôn trọng các giá trị văn hoá bản địa, sắc tộc của người dân bản địa và giá trị tự nhiên của địa phương; tránh những hành vi, thái độ gây ra những tiêu cực đối với người dân tại khu vực. Điều quan trọng là các khách du lịch phải nhận thức, hiểu được đầy đủ về văn hoá, lịch sử, các nguyên tắc đạo đức, các đặc điểmđịa lýtự nhiêncủa khu vực đến thăm.

Để tăng cường quản lý khách du lịch tại các KDLQG, ngành du lịch các tỉnh Lâm Đồng, An Giang và Lào Cai cần phải :

Chỉ dẫn giúp du khách thực hiện đúng các qui định của KDLQG, đảm bảo vừa có lợi cho du khách và vừa có lợi cho địa phương. Địa phương cần công bố các quy định một cách rõ ràng, dễ hiểu, ở nơi dễ tiếp cận đối với du khách, đồng thời bố trí người và biển chỉ dẫn hợp lý cho các du khách đến tham quan.

Địa phương cần xây dựng điểm bỏ rác hợp lý, lập các biển báo chỉ dẫn nơi bỏ rác để khách không vứt rác lung tung; bố trí nhân viên trông coi các điểm thăm quan du lịch không cho bất kỳ ai vẽ ký hiệu riêng lên các di tích và tài nguyên du lịchtại điểm hấp dẫn bên trong KDLQG; đảm bảo tài nguyên du lịch và môi trường địa phương được giữ gìn tốt, không bị xâm hại dù vô tình hay cố ý.

Cần có những khuyến cáo đối với du khách, đặc biệt là du khách quốc tếvề ý thức tuân thủ luật pháp Việt Nam và ý thức tôn trọng tục lệ, truyền thống, văn hóa của địa phương. Thực hiện đầy đủ các thủ tục tham quan du lịch với cơ quan quản lý Nhà nướctại địa phương.

Mặt khác, ngành du lịch các tỉnh Lâm Đồng, An Giang và Lào Caicũng cần có các biện pháp bảo đảm an toàn sức khỏe và tài sản của du khách; thành lập ban thanh tra về an ninh trật tự và đảm bảo môi trường bên trong các KDLQG; ban thanh tra phải kiểm soát chặt chẽ, không để các tệ nạn xã hội xảy ra tại địa phương; xử lý các đối tượng bán hàng rong, hàng giả, chặt chém, níu kéo, móc túi, xin tiền du khách làm mất mỹ quan hình ảnh về môi trường du lịch sạch đẹp, yên bình và những người dân chân chất, thân thiện của địa phương.

3.3.5. Đẩy mạnh quy hoạch đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ

thuật du lịch tại các KDLQG Việt Nam

Hiện nay, cơ sở hạ tầng du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch tại các KDLQG còn chưa đồng bộ như hệ thống giao thông chưa hoàn thiện, hệ thống

mạng viễn thông chưa theo kịp xu thế cách mạng công nghệ 4.0... Do đó, để phát triển các KDLQG Việt Nam, ngành du lịch các tỉnh Lâm Đồng, An Giang và Lào Cai cần đẩy mạnh quy hoạch đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch của địa phương. Cụ thể :

Trong Quy hoạch tổngthể phát triển kinh tế - xã hội Việt Namđến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đòi hỏi phải có sự kết hợp của chính sách tài chính và chính sách đầu tư du lịch. Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch các tỉnh Lâm Đồng, An

Giang và Lào Cai cần quan tâm xây dựng và thực thi quy hoạch đầu tư phát triển cơ

sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch trong giai đoạn sắp tới, trong đó cần có sự phối hợp với các cơ quan, ban ngành quyết tâm thực hiện trên cơ sở huy động tối đa nguồn lực của cácthành phần kinh tế trong và ngoài địa phương. Việc quy hoạch đầu tư phải hướng phát triển du lịch bền vững, đảm bảo phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội, tự nhiên của địa phương trong thời gian hiện tại và tương lai, tối đa hoá khả năng thu hút đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, góp phần thúc đẩy phát triển ngành du lịch và các ngành kinh tế khác.

Quy hoạch phát triểnphải đi đôi với đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư trên cơ sở đa dạng hoá các thành phần kinh tế làm du lịch, bảo đảm sự thông thoáng và hiệu quả phù hợp với địa phương, đảm bảo nâng cao và bảo vệ được giá trị tài nguyên du lịch và bảo vệ môi trường tại địa phương.

3.3.6. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch tại các KDLQG Việt Nam

Từ nghiên cứu thực trang du lịch tại các KDLQG Việt Nam có thể thấy, nguồn nhân lực của các tỉnh Lâm Đồng, An Giang và Lào Cai tuy nhiều nhưng nhân lực du lịch tại các KDLQG còn thiếu và rất yếu, đa phần chỉ tạm đạt yêu cầu về số lượng nhưng chưa đảm bảo về chất lượng. Để tăng số lượng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của ngành du lịch tại các KDLQG ở các tỉnh Lâm Đồng, An

Giang và Lào Cai, Sở VHTTDL các địa phươngcần rà soát lại nguồn nhân lựchiện

có, có kế hoạch bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ lao động đang làm việc tại các cấp quản lý. Thống kê số lượng cán bộ phải kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ trong ngành du lịch, số lượng quản lý có năng lực chuyên môn và trình độ ngoại ngữ còn hạn chế…Từ đó, tập trung vào công tác tuyển dụng, đào tạo bồi dưỡng cho ngành du lịch tại các địa phương có KDLQG, đảm bảo ngành du lịch tại đây có nguồn nhân lực chất lượng cao cả về lượng và về chất…

Cần có sự phối kết hợp của ngành du lịch với các trường đào tạo kỹ năng chuyên môn, phát triển hệ thống các trường đào tạo du lịch của địa phương, các

trung tâm đào tạo du lịch, đào tạo quản lý ngành du lịch và phục vụ du lịch để đáp ứng yêu cầu chất lượng của ngành du lịch địa phương.

Sở VHTTDL các địa phươngcần hỗ trợ về kinh phí đào tạo và thường kỳ tổ chức các buổi tọa đàm hội thảo về chuyên môn nghiệp vụ du lịch, mời các chuyên gia trong nước và thế giới chia sẻ kinh nghiệm làm việc trong ngành du lịch với đội ngũ quản lý và lao động của địa phương, nhằm giao lưu học hỏi kiến thức, nâng cao chuyên môn và lĩnh hội kinh nghiệm quản lý của họ; Mở rộng hợp tác trong lĩnh vực đào tạo, trong đó tranh thủ hợp tác của các tổ chức và quốc tế trong khuôn khổ hợp tác liên kết đào tạo, từng bước nâng cao trình độ về chất lượng và số lượng nguồn cung cấp cho ngành du lịch của các địa phương có KDLQG.

3.3.7. Hoàn thiện công tác thanh tra kiểm tra triển khai thực hiện chính sách

phát triển các KDLQG Việt Nam

Để giúp cho chính sách phát triển các KDLQG thuận lợi, các địa phương có KDLQG bao gồm các tỉnh Lâm Đồng, An Giang và Lào Cai cần xem xét sự hợp lý của mục tiêu đề ra trong từng giai đoạn, sự phù hợp của những chính sách bộ phận để có những điều chỉnh cần thiết về các mục tiêu, phương pháp sao cho việc thực hiện chính sách phát triển KDLQG được hoàn thiện và hiệu quả cao nhất.

Thanh tra Sở VHTTDL các tỉnh Lâm Đồng, An Giang và Lào Cai cần phối kết hợp với thanh tra Bộ định kỳ hội thảo chuyên đề về các hoạt động thanh tra, nhằm nắm bắt thông tin, giải quyết những hạn chế thông tin, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động du lịch tại các KDLQG. Từ đó, tạo sự thống nhất về nhận thức cho các ngành có liên quan về quá trình thực hiện chính sách phát triển du lịch của địa phương mình, nâng cao trình độ thanh tra và đẩy nhanh tiến độ giải quyết các công việc thuộc phạm vi quản lý của ngành du lịch.

Thanh tra, kiểm tra chính sách phát triển KDLQG cần được thực hiện định kỳ và đột xuất, tránh tình trạng cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch có hành vi đối phó hay móc nối với cán bộ kiểm tra. Từ đóđảm bảo các thông tin nhận được trung thực và chính xác, giúp cho các cơ quan quản lý có được đủ thông tin thẩm định quá trình triển khai thực hiện chính sách. Trên cơ sởđó, có những biện pháp điều chỉnh kịp thời và cần thiết, để duy trì kỷ cương, đảm bảo ý thức tuân thủ các quy định chung trong quá trình thực thi chính sách phát triển các KDLQG tại Việt Nam hiện nay.

Ngoài thanh tra, kiểm tra phải đảm bảo đúng luật thanh tra, chính quyền địa phương cần phải rà soát lại các văn bản hiện hành, loại bỏ những quy định không

phù hợp, nhằm khắc phục những sai sót trong quá trình thực hiện chính sách phát triển KDLQG. Thanh kiểm tra cần kết hợp với các ngành công an, quản lý thị trường... kiểm soát chất lượng, chủng loại, giá cả dịch vụ du lịch và các dịch vụ khác, đảm bảo lợi ích cho du khách và uy tín của các doanh nghiệp du lịch kinh doanh chân chính, hợp pháp với hiệu quả cao nhất.

3.4. Kiến nghị về chính sách phát triển KDLQG tại Việt Namđến năm 2030

3.4.1. Kiến nghị với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ VHTTDL và Tổng cục Du lịch

Kiến nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa các dự án phát triển các KDLQG vào danh mục các dự án kêu gọi vốn đầu tư trong và ngoài nước, tạo điều kiện cho các

KDLQG có cơ hội thu hút nhiều hơn nữa các nguồn vốn đầu tư lớn, nâng cấp đồng

bộ cơ sở hạ tầng du lịch và phát triển kinh tế của địa phương.

Kiến nghị Bộ Tài chính phê duyệt tăng mức hỗ trợ đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng hàng năm tại các KDLQG hiện nay, nâng mức ngân sách cấp cho các địa phương có đủ nguồn lực thực hiện các mục tiêu, chính sách phát triển các hoạt động du lịch của mìnhtrong giai đoạn 2020 – 2030 hoặc xa hơn.

Kiến nghị Bộ VHTTDL trình Chính phủ đầu tư cơ sở hạ tầng cho một số khu vực đặc biệt khó khăn tại các KDLQG hiện nay, như các bản làng dân tộc thiểu số tại Sapa, tạo điều kiện cho các địa phương thực hiện các mục tiêu, chinh sách phát triển du lịch trên cơ sở phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh trật tự xã hội.

Kiến nghị Bộ VHTTDL tăng mức đầu tư cho chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa, thể thao và du lịch hàng năm tại các KDLQG, tạo điều kiện cho địa phương có nguồn lực thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia với tiến độ nhanh chóng và thuận lợi.

Kiến nghị Bộ VHTTDL ban hành chính sách đào tạo, thu hút nguồn nhân lực cho lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch cho các KDLQG hiện nay; Chế độ, định mức chi đối với các hoạt động văn hoá, nghệ thuật quần chúng của địa phương, kích thích và khuyến khích phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù tại địa phương có KDLQG.

Kiến nghị Tổng cục Du lịch hỗ trợ các KDLQG về công tác xúc tiến quảng bá du lịch. Tổ chức các chương trình hoạt động xúc tiến quảng bá tầm cỡ quốc gia và khu vực, nhấn mạnh và làm nổi bật giá trị tài nguyên du lịch tại các KDLQG, tạo điều kiện thúc đẩy khách du lịch đến thăm quan và tiêu dùng hàng hóa dịch vụ du

lịch nhiều hơn nữa. Quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong ngành du lịch địa phương, đảm bảo đủ năng lực hoàn thành nhiệm vụ trong giai đoạn mới.

3.4.2. Kiến nghị với các cấp, các ngành liên quan về du lịch của các địa phương có KDLQG

- Đề nghị Sở Giao thông Vận tải các tỉnh Lâm Đồng, An Giang và Lào Cai lập kế hoạch trình UBND các địa phương và Bộ Giao thông Vận tải về việc nâng cấp các tuyến đường bộ liên tỉnh, nối liền các điểm du lịch trong và ngoài phạm vi địa phương, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển dịch vụ vận chuyển khách du lịch đến các KDLQG và các hoạt động kinh tế xã hội khác của địa phương.

- Đề nghị Sở Kế hoạch & Đầu tư các tỉnh Lâm Đồng, An Giang và Lào Cai lập kế hoạch trình UBND các địa phương và Bộ Kế hoạch & Đầu tư về việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch, các công trình & khu vui chơi giải trí công cộng cho các địa phương này và vùng phụ cận, tạo điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch và nâng cao đời sống tinh thần của người dân tại các địa phương có KDLQG.

- Đề nghị Sở Công thương các tỉnh Lâm Đồng, An Giang và Lào Cai lập kế hoạch trình UBND các địa phương và Bộ Công thương về việc mở rộng và phát triển các trung tâm thương mại, nâng cấp các chợ lớn, chợ trung tâm của các địa phương tạo điều kiện thuận lợi cho việc đa dạng hóa các loại hình dịch vụ phục vụ khách du lịch trong nước và quốc tế.

- Đề nghị Sở Thông tin & Truyền thông các tỉnh Lâm Đồng, An Giang và

Lào Cai lập kế hoạch trình UBND các địa phương vàBộ Thông tin & Truyền thông

về việc tăng cường hoạt động truyền thông xúc tiến quảng bá các hình ảnh sản phẩm du lịch tại các KDLQG của địa phương, tạo điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao sự hiểu biết của người dân và nâng cao sự tiếp cận đầy đủ thông tin của du khách về sản phẩm du lịch tại các KDLQG của địa phương.

- Đề nghị Sở Giáo dục & Đào tạo các tỉnh Lâm Đồng, An Giang và Lào Cai lập kế hoạch trình UBND các địa phương và Bộ Giáo dục & Đào tạo về việc xây dựng và phát triển các lớp đào tạo ngắn hạn về năng lực quản lý và tác nghiệp dịch vụ du lịch tại các địa phương, tạo điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao trình độ nguồn nhân lực lao động du lịch và quản lý du lịch.

- Đề nghị Sở Tài nguyên & Môi trường các tỉnh Lâm Đồng, An Giang và

Lào Cai lập kế hoạch trình UBND các địa phương và Bộ Bộ Tài nguyên & Môi

điều kiện thuận lợi cho việc phát triển loại hình du lịch văn hóa, sinh thái và du lịch bền vữngtại các KDLQG.

KẾT LUẬN

Từ quá trình nghiên cứu các chính sách và đánh giá thực trạng triển khai thực hiện chính sách phát triển các KDLQG Việt Nam hiện nay, cho phép rút ra được một số kết luận cơ bản sau:

- Đề tài đã hệ thống hoá lý luận về khu du lịch quốc gia, phát triển du lịch, chính sách phát triển du lịch, quy trình triển khai chính sách phát triển du lịch tại

các KDLQG; Đề tài cũng đã chỉ ra được các điều kiện để thực hiện chính sách phát

KDLQG, các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách phát triển KDLQG, một số kinh

nghiệm từ chính sách phát triển KDLQG trên thế giới.

- Để góp phần vào quá trình tìm giải pháp cho chính sách, dựa vào những cơ sở lý luận và thực tiễn của chính sách phát triển các KDLQG tại Việt Nam thời gian qua, đề tài đã phân tích được thực trạng quá trình thực hiện chính sách phát triển du các KDLQG tại Việt Nam thông qua việc phân tích và đánh giá, dự báo xu hướng

Một phần của tài liệu Đề tài chính sách phát triển các khu du lịch quốc gia việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 121 - 132)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)