Thực trạng quy trình chính sách phát triển khu du lịch quốc gia tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Đề tài chính sách phát triển các khu du lịch quốc gia việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 91 - 96)

6. Kết cấu của đề tài

2.3.2Thực trạng quy trình chính sách phát triển khu du lịch quốc gia tại Việt Nam

Cho đến nay, trên cơ sở các Nghị quyết và Quyết định của Tỉnh uỷ, UBND về các chính sách phát triển du lịch, các Sở Du lịch và Sở VH – TT – DL các tỉnh Lâm Đồng, An Giang và Lào Cai, cùng các ngành chức năng khác của địa phương, các doanh nghiệp trên địa bàn các tỉnh đã triển khai thực hiện các

chính sách phát triển du lịch của địa phương thành các chương trình hành động cụ thể trong quá trình thực hiện.

Trong quy trình thực hiện chính sách phát triển khu du lịch quốc gia tại các tỉnh Lâm Đồng, An Giang và Lào Cai hiện đang gặp khó khăn nhất định. Điều này đã được phản ánh thông qua các nội dung trong quy trình như sau:

2.3.2.1. Về xây dựng và ban hành chính sách phát triển du lịch:

Cơ sở xây dựng, ban hành chính sách phát triển các KDLQG là dựa vào mục tiêu chính sách của trung ương và điều kiện kinh tế, xã hội và môi trường thực tế tại địa phương, nhằm làm cho sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm bảnsắc văn hóa dân tộc…

Trong quy trình xây dựng và ban hành chính sách của các tỉnh, các địa phương đã lựa chọn mục tiêu phát triển sản phẩm du lịch có chất lượng cao và thương hiệu tại các KDLQG; lập các phương án mời các nhà doanh nghiệp tham gia buổi giới thiệu các dự án du lịch của tỉnh; lựa chọn các phương án liên quan như nâng cao trình độ lao động du lịch, xúc tiến quảng bá, phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội đồng bộ & hiện đại…; kết thúc bước này, địa phương đưa ra các quyết định ban hành chính sách phát triển du lịch theo điều kiện thực tế của tỉnh. Các khâu trong xây dựng và ban hành chính sách rất cơ bản. Trừ KDLQG hồ Tuyền Lâm, Đà Lạt Lâm Đồng có Ban quản lý riêng với website dalattuyenlam.lamdong.gov.vn, còn lại các tỉnh khác như An Giang và Lào Cai không có website riêng của Ban quản lý mà chỉ có các Sở chức năng, như Sở Văn hóa – thể thao và du lịch Lào Cai (svhttdl.laocai.gov.vn) hoặc đơn vị trực thuộc là Ban quản lý khu di tích và du lịch Núi Sam, nằm trong website của UBND thị xã Châu Đốc, An Giang (chaudoc.angiang.gov.vn). Trong các website này đều có các mục liên quan đến văn bản quản lý, trong đó tại Châu Đốc và Lào Cai cho phép người truy cập có thể góp ý văn bản với từng văn bản cụ thể. Điều này làm cho việc xây dựng chính sách mang tính xác thực với đời sống hơn, do vậy, khi đi vào triển khai sẽ mang tính khả thi cao hơn.

Hiện nay công nghệ thông tin phát triển, người dùng internet tăng cao, trong đó có cả các doanh nghiệp du lịch và người dân. Việc đăng các văn bản quy phạm pháp luật, các Quy định, Nghị quyết, Quyết định, Kế hoạch… lên các website chính thống của UBND tỉnhhoặc của Sở VHTTDL các tỉnh Lâm Đồng, An Giang và Lào Cai sẽ giúp tăng sức lan tỏa và tạo ra khả năng tiếp cận dễ dàng hơn cho các đối tượng có liên quan đến chính sách. Do vậy, việc lấy ý kiến góp ý và hoàn chỉnh xây

dựng chính sách cũng dễ dàng hơn. Tuy nhiên, vì là các website mở nên cũng khó xác định đối tượng tham gia góp ý, ngoài ra, nó đòi hỏi những người có liên quan (các doanh nghiệp, các hộ kinh doanh, người dân địa phương…) phải chủ động truy cập và nêu ý kiến của mình.

Ngoài ra, tại một số tỉnh có tổ chức các buổi hội thảo, hội nghị lấy ý kiến xây dựng và triển khai một số chính sách phát triển du lịch, và có công khai toàn bộ nội dung câu hỏi thắc mắc của người dân và doanh nghiệp cũng như giải đáp của các cấp chính quyền có liên quan trên website chính thức trên. Như vậy, việc xây dựng và ban hành các chính sách đã đáp ứng được yêu cầu cơ bản về tính công khai, minh bạch, trên cơ sở góp ý của các bên liên quan.

2.3.2.2. Về tổ chức thực hiện chính sách phát triển các KDLQG

- Trong công tác chuẩn bị tổ chức thực hiện chính sách, các tỉnh Lâm Đồng,

An Giang và Lào Cai đã thành lập bộ máy quản lý nhà nước về du lịch của địa phương, đó là các Ban Quản lý có tên riêng và trực thuộc UBND các địa phương. Trong các văn bản Quyết định công nhận KDLQG tại các tỉnh Lâm Đồng, An Giang và Lào Cai đều có quy định sự phối hợp giữa các ban ngành quản lý nhà nước về du lịch và các cấp tại địa phương để thực hiện triển khai nội dung chương trình, chính sách phát triển du lịch với việc chuẩn bị đủ nhân lực đảm nhiệm để triển khai chính sách, có dự kiến phân bổ nguồn tài chính hợp lý cho quá trình triển khai chính sách tại địa phương; tỉnh đã ra văn bản hướng dẫn và tổ chức tập huấn cho công tác triển khai thực hiện chính sách (như các Quyết định Quy hoạch phát triển khu du lịch quốc gia Núi Sam, Hồ Tuyền Lâm và Sapa), tổ chức chương trình hướng dẫn, quản lý hoạt động du lịch tại các địa phương.

- Trong công tác chỉ đạo thực hiện chính sách, các tỉnh Lâm Đồng, An Giang và Lào Cai đã thực hiện tuyên truyền thông tin về chính sách như tổ chức các lớp tập huấn nâng cao chất lương trình độ chuyên môn nghiệp vụ nguồn nhân lực du lịch, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch của các địa phương, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kinh doanh và quản lý du lịch; các tỉnh nói trên đã tổ chức các quỹ thực hiện chính sách như quy xúc tiến du lịch của tỉnh, quỹ thực thiện thực hiện chương trình tập huấn - bồi dưỡng nâng cao chất lượng nhân lực du lịch địa phương...; Sở VHTTDL các tỉnh đã có sự phối hợp hoạt động với các ban ngành của địa phương trong quá trình thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, công việc cụ thể của chính sách phát triển KDLQG tại địa phương như thực hiện các biện pháp quản lý, cấp và thu hồi các giấy phép, giấy chứng nhận về hoạt động

du lịch của các tổ chức và doanh nghiệp ở địa phương, tổ chức giới thiệu các dự án đầu tư du lịch, kêu gọi các doanh nghiệp ở địa phương tham gia đầu tư.

Tuy nhiên, công tác triển khai chính sách khó khăn khi địa hình khu du lịch phức tạp (như tại KDLQG hồ Tuyền Lâm, tỉnh Lâm Đồng chỉ đạo UBND thành phố Đà Lạt, Ban Quản lý Khu du lịch (KDL) hồ Tuyền Lâm tổ chức kiểm điểm điểm các tổ chức, cá nhân có liên quan trong công tác quản lý nhà nước về trật tự xây dựng, quản lý địa bàn để xảy ra liên tiếp nhiều vụ việc sai phạm về trật tự xây dựng thuộc phạm vi KDLQG hồ Tuyền Lâm trong thời gian qua, hay như KDLQG Núi Sam, một số hạng mục công trình như sân khấu biểu diễn ca nhạc, nhà vệ sinh… không có giấy phép vẫn ngang nhiên xây dựng và đưa vào khai thác, hoạt động, bán vé tham quan gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới mỹ quan và khu vực bảo tồn của các KDLQG). Nguồn tài chính không được cấp đủ theo tiến độ công trình dự án, do lạm phát nên vật liệu xây dựng lên giá dẫn đến việc thi công các công trình không theo kế hoạch. Việc triển khai chính sách đầu tư, xây dựng CSHT và CSVCKT du lịch tại các KDLQG cũng bị lùi hoặc hoãn lại, kéo dài thời hạn so với mục tiêu đã đề ra... Trong quá trình chỉ đạo thực hiện chính sách, khi có sự điều chỉnh chính sách trên cơ sở các ý kiến góp ý nhiều thông tin không được cập nhật kịp thời, các doanh nghiệp và người dân còn bị động trong việc tiếp cận thông tin nên triển khai chính sách còn bị chậm. Trong khâu phân công và phối hợp hoạt động, nhiều địa phương chưa thể hiện sự phối hợp nhịp nhàng, cùng tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chung trong chính sách phát triển các KDLQG. Chẳng hạn như hiện nay nhiều công trình sai phép tại các KDLQG (như trên đã đề cập tại An Giang và Lâm Đồng) vẫn cố tình xây dựng và hoạt động, UBND chưa kịp thời nắm thông tin và các Sở VHTTDL chưa có biện pháp can thiệp hiệu quả, hay như tại Sapa, nhiều hoạt động du lịch bùng phát không kiểm soát đã biến nơi đây thành công trường xây dựng với các dự án được thi công khắp nơi nhưng không được che chắn, vật liệu để bừa bãi không còn lối cho người đi bộ, các dự án nâng cấp cải tạo toàn bộ mặt đường thị trấn Sapa chậm tiến độ đã gây ra tình trạng lộn xộn, nhếch nhác ảnh hưởng rất xấu tới môi trường và cảnh quan của KDLQG tại đây.

Như vậy, cả Sở VHTTDL các tỉnh và các doanh nghiệp kinh doanh các dịch vụ du lịch phải cùng phối hợp tổ chức thực hiện chính sách phát triển du lịch mới đem lại thành công cho các KDLQG tại địa phương.

2.3.2.3. Về kiểm tra, thanh tra việc chấp hành chính sách phát triển các KDLQG

Trong việc thực hiện các nội dung kiểm tra, thanh tra, các tỉnh Lâm Đồng, An Giang và Lào Cai đã thực hiện kiểm tra, giám sát đối với các dự án đầu tư xây dựng các công trình du lịch có ý nghĩa quốc gia thuộc địa phương, thẩm định lại các khu vực có tiềm năng du lịch của địa phương; kiểm tra, giám sát việc khai thác tài nguyên du lịch và bảo vệ tôn tạo các tiềm năng du lịch tại địa phương nhằm đảm bảo phát triển du lịch bền vững; tiến hành rà soát hệ thống văn bản du lịch hiện hành, công bố công khai các chính sách, cơ chế quản lý và thời hạn giải quyết công việc của các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch của các địa phương.

Về cơ bản, kiểm tra việc chấp hành chính sách phát triển các KDLQG được cơ quan quản lý du lịch thực hiện khá tốt, đảm bảo các chủ trương, chính sách được thực hiện đúng và nghiêm chỉnh. Tuy vậy, một số doanh nghiệp có ý kiến rằng việc kiểm tra thường rất gắt gao, có thể khiến các doanh nghiệp phải thực hiện các hoạt động đối phó nhiều hơn là tự nguyện trong quá trình thanh kiểm tra. Trong giai đoạn này, việc đánh giá hiệu quả chính sách phát triển du lịch là rất quan trọng nhưng lại thường không được các địa phương quan tâm nhiều, do đó các địa phương thường bỏ qua, nó gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc điều chỉnh chính sách phát triển du lịch trong tương lai.

2.3.2.4. Về điều chỉnh chính sách phát triển các KDLQG

Trong việc thực hiện các nội dung điều chỉnh, các tỉnh Lâm Đồng, An Giang và Lào Cai đã và đang tiếp tục hoàn thiện dự thảo một số văn bản quy phạm pháp luật, các hướng dẫn thi hành luật du lịch, một số chính sách phát triển du lịch để đáp ứng yêu cầu phát triển các KDLQG và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của địa phương; thực hiện một số điều chỉnh chính sách riêng của từng địa phương như điều chỉnh một số hỗ trợ đầu tư riêng của địa phương, hỗ trợ phát triển sản phẩm du lịch đặc thù phù hợp với địa phương, điều chỉnh một số mức thuế ưu đãi riêng với đầu tư du lịch....

Thực tế cho thấy, qua một thời gian ban hành chính sách, nhiều địa phương đã quyết định điều chỉnh một số nội dung chính sách cho phù hợp với thực tiễn. Chẳng hạn, tại An Giang, nơi có KDLQG Núi Sam, tỉnh đã triển khai điều chỉnh, bổ

sung Quy hoạch tổng thể phát triển ngành du lịch đến năm 2020, định hướng đến

năm 2030, trong đó xác định tiếp tục phát triển hạ tầng du lịch; Kiện toàn và phát huy vai trò của từng thành viên Ban chỉ đạo phát triển du lịch tỉnh; Tổ chức thực hiện quyết định 2098/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch quốc gia núi Sam giai đoạn đến năm 2025 và định hướng

đến năm 2030 và quyết định công nhận khu du lịch quốc gia núi Sam; Tăng cường quản lý nhà nước về an ninh trật tự tại các khu, điểm du lịch; kiểm tra, xử lý mạnh các đối tượng có hành vi chèn ép, đeo bám, lừa đảo, chặt chém khách du lịch; Thực hiện đề án trùng tu, tôn tạo di tích, tích cực bảo vệ tài nguyên du lịch; chỉ đạo các cấp, các ngành và địa phương, doanh nghiệp và cộng đồng thực hiện tốt việc quản lý môi trường tại các khu, điểm du lịch; hướng dẫn các địa phương, cộng đồng và doanh nghiệp triển khai thực hiện bộ quy tắc ứng xử văn minh trong du lịch…

Một phần của tài liệu Đề tài chính sách phát triển các khu du lịch quốc gia việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 91 - 96)