Các chính sách phát triển khu du lịch quốc gia

Một phần của tài liệu Đề tài chính sách phát triển các khu du lịch quốc gia việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 37 - 42)

6. Kết cấu của đề tài

1.2.1Các chính sách phát triển khu du lịch quốc gia

Phát triển khu du lịch quốc gia chính là phát triển các hoạt động du lịch tại khu du lịch quốc gia, bao gồm phát triển cả quy mô, cơ cấu, số lượng các loại hình dịch vụ du lịch và nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch tại đó, từ đó làm nổi bật giá trị các khu du lịch quốc gia, nâng cao hiệu quả và hiệu suất khai thác, mang lại nhiều lợi ích cho địa phương từ các hoạt động kinh tế, văn hóa và xã hội từ việc phát triển du lịch. Để phát triển các khu du lịch quốc gia cần có sự kết hợp của nhiều chính sách phát triển nhằm giải quyết các lĩnh vực khác nhau liên quan đến du lịch, trong đó chủ yếu là các chính sách phát triển du lịch, trong đó có thể kể đến một số chính sách quan trọng như sau (Bảng 1.1).

Bảng 1.1 Các chính sách phát triển du lịch chủ yếu

Chính sách PTDL Nguồn

Chính sách marketing du lịch Charles R. Goeldner, J. R. Brent Ritchie (2009) Đổng Ngọc Minh, Vương Lôi Đình (2001) Jonh R. Walker, Josieelyn T. Walker (2011) Vũ Đức Minh (2009)

Đổng Ngọc Minh, Vương Lôi Đình (2001) Jonh R. Walker, Josieelyn T. Walker (2011) Chính sách bảo tồn tài nguyên John S. Akama (1998)

David A. Fennell, Ross Kingston Dowling (2003)

Chính sách thuế Charles R. Goeldner, J. R. Brent Ritchie (2009) Vũ Đức Minh (2009)

Chính sách đầu tư phát triển CSHT và thu hút đầu tư phát triển CSVC du lịch

Charles R. Goeldner, J. R. Brent Ritchie (2009) Jonh R. Walker, Josieelyn T. Walker (2011) Vũ Đức Minh (2009)

Nguồn: Các tác giả

Ngoài các chính sách chủ yếu trên (Bảng 1.1), để phát triển du lịch còn cần có các chính sách liên quan đến phát triển các sản phẩm du lịch, các chính sách tài chính, chính sách liên kết hợp tác phát triển du lịch.

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, nhóm tác giả xác định và tập trung nghiên cứu các chính sách phát triển khu du lịch quốc gia như sau:

* Chính sách bảo tồn, tôn tạo tài nguyên và môi trường du lịch

Chính sách này thực hiện về việc đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, vận động, kết hợp áp dụng các biện pháp hành chính, kinh tế và các biện pháp khác để xây dựng ý thức tự giác, kỷ cương trong hoạt động bảo vệ tài nguyên và môi trường của mọi tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân tại địa phương có khu du lịch quốc gia.

Ưu tiên các dự án phát triển du lịch gắn liền với sử dụng năng lượng thay thế, tiết kiệm năng lượng, áp dụng mô hình 3R (Reduce, Reuse, Recycle) góp phần giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu. Khuyến khích nghiên cứu, áp dụng và chuyển giao các thành tựu khoa học và công nghệ về bảo vệ môi trường.

Ưu tiên giải quyết các vấn đề môi trường bức xúc; tập trung xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; phục hồi môi trường ở các khu vực bị ô nhiễm, suy thoái. Mở rộng hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường; khuyến khích tổ chức, cá nhân tham giathực hiện hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường.

* Chính sách phát triển sản phẩm du lịch

Chính sách này thực hiện về việc ưu tiên, hỗ trợ phát triển các loại hình du lịch tại các khu du lịch quốc gia bao gồm các chính sách phát triển sản phẩm du lịch

tại khu du lịch quốc gia và chính sách liên kết phát triển sản phẩm du lịch tại các khu du lịch quốc giatrong cùng một địa phương.

- Các chính sách phát triển sản phẩm du lịch tại khu du lịch quốc gia: bao gồm việc phát triển các sản phẩm đặc trưng của từng khu du lịch quốc gia như các sản phẩm du lịch tàu thuyền trên hồ nước, du lịch chăm sóc sức khỏe, du lịch chữa bệnh, du lịch sinh thái và du lịch MICE... phù hợp với đặc trưng và đặc điểm tài nguyên từng vùng.

Quy hoạch, đầu tư phát triển sản phẩm du lịch dựa trên thế mạnh nổi trội và hấp dẫn về tài nguyên du lịch; tập trung ưu tiên phát triển sản phẩm du lịch văn hóa và du lịch sinh thái; từng bước hình thành sản phẩm du lịch đặc trưng theo từng vị trí, đặc điểm của khu du lịch quốc quốc gia và từng khuvực.

- Các chính sách liên kết phát triển chuỗi sản phẩm du lịch tại các khu du lịch quốc gia khác nhau trong cùng khu vực: Trong cùng 1 địa phương nếu có nhiều khu du lịch quốc gia, mỗi khu du lịch quốc gia sẽ có thế mạnh về nguồn lực phát triển, tiềm năng du lịch và đặc điểm tài nguyên du lịch riêng. Vì vậy, liên kết nhằm kết nối các chuỗi giá trị để tạo thành những sản phẩm du lịch hấp dẫn theo từng nhóm loại hình sản phẩm du lịch cung cấp cho du khách là một chính sách hiệu quả để phát triển du lịch. Chẳng hạn như, sản phẩm du lịch văn hóa có thể được xây dựng trên cơ sở tìm hiểu bản sắc văn hóa tại các điểm du lịch ở các khu du lịch quốc gia khác nhau trong một vùng du lịch; Hay sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng cũng có thể kết hợp nhiều đặc trưng vị trí và tài nguyên thiên nhiên khác nhau. Tương tự, loại hình du lịch sinh thái nếu xem xét việc kết hợp giữa khu du lịch quốc gia này và khu du lịch quốc gia khác trong cùng một khu vực cũng sẽ tạo được sản phẩm du lịch tổng hợp, đáp ứng yếu tố phong phú cho mộtchuyến đi…

Để triển khai các hoạt động liên kết phát triển sản phẩm, loại hình du lịch giữa các khu du lịch quốc gia trong cùng một khu vực cần đẩy mạnh khâu tổ chức quản lý. Đây là giải pháp đóng vai trò quan trọng. Trong đó, cần phát huy vai trò của ban điều phối phát triển du lịch các khu du lịch quốc gia trong cùng một khu vực.

Phát triển hệ thống sản phẩm du lịch tổng hợp, chất lượng, đặc sắc, đa dạng và đồng bộ, có giá trị gia tăng cao; phát triển sản phẩm du lịch xanh, tôn trọng yếu tố tự nhiênvà văn hóa địa phương. Ưu tiên các dự án phát triển du lịch gắn với liền với bảo tồn môi trường và đa dạng sinh học tại các khu du lịch quốc gia.

Chính sách này thực hiện về việc đào tạo nâng cao chất lượng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nguồn nhân lực tại các khu du lịch quốc gia, đặc biệt là nguồn nhân lực du lịch, đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch và hội nhập quốc tế; Phát triển mạng lưới cơ sở đào tạo, nâng cao chất lượng cơ sở vật chất kỹ thuật đào tạo, đảm bảo sự đồng bộ và hiện đại. Để phát triển các khu du lịch quốc gia, cần chuẩn hóa chất lượng giảng viên du lịch, giáo trình du lịch và khung đào tạo du lịch; Xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển nhân lực du lịch theo các giai đoạn và từng vùng, miền có khu du lịch quốc gia trong cả nước. Từng bước chuẩn hóa nhân lực du lịch trong nước theo khu vực và quốc tế; Khuyến khích đào tạo tại chỗ, tự đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp. Hỗ trợ ưu đãi cho các doanh nghiệp đầu tư phát triển các trường đào tạo nghề du lịch đạt chuẩn.

* Chính sách đầu tư CSHT và CSVCKT du lịch

Chính sách này chủ yếu ưu tiên hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch, huy động nguồn lực để tập trung đầu tư nâng cao năng lực và chất lượng cơ sở cung ứng dịch vụ du lịch,hình thành một số trung tâm dịch vụ du lịch tại các khu du lịch quốc gia có tầm cỡ vùng miền và quốc gia.

Nội dung các chính sách này liên quan trực tiếp tới quy hoạch, đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng giao thông, thông tin, truyền thông, năng lượng, cấp thoát nước, môi trường và các lĩnh vực liên quan đảm bảo đồng bộ để phục vụ yêu cầu phát triển các khu du lịch; hiện đại hóa mạng lưới giao thông công cộng; quy hoạch không gian công cộng phục vụ du khách tham quan giải trí.

Đầu tư nâng cấp phát triển hệ thống hạ tầng xã hội về văn hóa, y tế, giáo dục như hệ thống bảo tàng, nhà hát, cơ sở khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe và cơ sở giáo dục, cơ sở đào tạo nguồn nhân lực du lịch đủ điều kiện phục vụ khách du lịch tại khu du lịch quốc gia.

Phát triển hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ đảm bảo chất lượng, hiện đại, tiện nghi, đồng bộ đáp ứng nhu cầu của khách du lịch, bao gồm hệ thống khu, điểm du lịch, cơ sở lưu trú du lịch, nhà hàng, cơ sở dịch vụ thông tin, tư vấn du lịch, cơ sở dịch vụ đặt giữ chỗ, đại lý, lữ hành và hướng dẫn; hệ thống phương tiện, cơ sở dịch vụ phục vụ vận chuyển khách du lịch, các cơ sở dịch vụ phục vụ tham quan, nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí, thể thao, hội nghị...

Khuyến khích phát triển bền vững; có chính sách ưu đãi đối với phát triển du lịch sinh thái, du lịch xanh, du lịch cộng đồng tại các khu du lịch quốc gia. Khuyến khích xã hội hóa du lịch, thu hút các nguồn lực cả trong và ngoài nước đầu tư phát (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

triển hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, phát triển nhân lực và xúc tiến quảng bá du lịch tại các khu du lịch quốc gia.

* Chính sách tài chính

Chính sách này bao gồm các chính sách về huy động vốn, thuế và ngân sách địa phương.

- Chính sách huy động vốn: Chính sách tác động đến việc huy động, thu hút nguồn vốn trong nước có từ ngân sách, trong dân, hệ thống tài chính trung gian đầu tư vào lĩnh vực du lịch tại khu du lịch quốc gia. Trong lĩnh vực quản lý doanh nghiệp du lịch nhà nước, từng bước cổ phần hóa toàn bộ các doanh nghiệp du lịch nhà nước; Huy động nguồn vốn từ bên ngoài thông qua kêu gọi đầu tư các dự án du lịch. Sử dụng một phần ODA vào lĩnh vực du lịch.

- Chính sách thuế: Chính sách tác động đến việc giảm mức thuế thu nhập cho doanh nghiệp du lịch, tạo điều kiện về nguồn vốn đầu tư cho doanh nghiệp du lịch phát triển tại khu du lịch quốc gia. Ưu đãi thuế suất cho doanh nghiệp thành lập từ dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn… tạo điều kiện ổn định kinh doanh cho các doanh nghiệp du lịch và có khả năng mở rộng đầu tư du lịch.

- Chính sách thu chi từ ngân sách địa phương: Chính sách tác động đến phương hướng thu chi ngân sách như tăng dần tỷ lệ chi cho đầu tư phát triển, tập trung ưu tiên chi cho cơ sở hạ tầng du lịch và giải quyết những vấn đề xã hội bức xúc tại các khu du lịch quốc gia; Chính sách tác động đến phân cấp ngân sách như tiến hành áp dụng cơ chế quản lý tài chính theo chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về số lượng biên chế lao động du lịch.

* Chính sách xúc tiến quảng bá du lịch

Chính sách này thực hiện về việc xúc tiến, quảng bá du lịch theo hướng chuyên nghiệp, nhằm vào thị trường mục tiêu, lấy sản phẩm du lịch và thương hiệu du lịch là trọng tâm; quảng bá du lịch gắn với quảng bá hình ảnh các khu du lịch quốc gia tại địa phương.

Xây dựng các chương trình, kế hoạch xúc tiến, quảng bá khu du lịch với các hình thức linh hoạt theo các giai đoạn, mục tiêu đã xác định; gắn xúc tiến du lịch với xúc tiến xúc tiến đầu tư và ngoại giao, xúc tiến điểm đến.

Tuyên truyền du lịch thông qua phương tiện thông tin đại chúng, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành và của nhân dân về vị trí, vai trò của khu du lịch quốc gia trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

* Chính sách hợp tác phát triển du lịch

Chính sách này thực hiện về việc đẩy mạnhhợp tác liên kết phát triển du lịch với một số tỉnh có khu du lịch quốc gia với địa phương và các quốc gia gần kề trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi, phù hợp với điều kiện chính trị –văn hóa –xã hội mỗi bên, theo pháp luật và thông lệ quốc tế; tạo các tuyến du lịch liên vùng, liên quốc gia, kết nối thị trường du lịch địa phương với thị trường du lịch thuộc các tỉnh trong cả nước và các tỉnh thành, địa phương của quốc gia khác.

Đẩy mạnh hợp tác song phương và đa phương đã ký kết; tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức trong và ngoài nước, góp phần đẩy nhanh sự phát triển và hội nhập của du lịch địa phương, nâng cao hình ảnh, vị thế các khu du lịch quốc gia tại địa phương và hình ảnh quốc gia trên trường khu vực và quốc tế.

Một phần của tài liệu Đề tài chính sách phát triển các khu du lịch quốc gia việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 37 - 42)