Quan điểm hoàn thiện chính sách phát triển khu du lịch quốc gia Việt Nam

Một phần của tài liệu Đề tài chính sách phát triển các khu du lịch quốc gia việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 109 - 110)

6. Kết cấu của đề tài

3.2.2 Quan điểm hoàn thiện chính sách phát triển khu du lịch quốc gia Việt Nam

Từ cơ sở mục tiêu, phương hướng phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển du lịch nói riêng, cùng với những khó khăn khi thực hiện chính sách, cần có những định hướng để hoàn thiện chính sách phát triểncác KDLQG như sau:

Trong thời gian tới, các tỉnh Lâm Đồng, An Giang và Lào Cai cần tiếp tục đổi mới công tác quản lý Nhà nước về du lịch, đổi mới cơ chế chính sách phát triển du lịch; Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch; Tăng cường hoạt động tuyên truyền, quảng bá, thu hút du khách du lịch đến với các KDLQG của tỉnh; Phát triển mở rộng loại hình dịch vụ du lịch, trong đó quan tâm phát triển sản phẩm du lịch mới, mang tính độc đáo, đặc trưng của địa phương; Phát triển cơ sở hạ tầng, quy hoạch và kêu gọi đầu tư có trọng điểm; Khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch; Tăng thời gian lưu trú của khách du lịch khi đến với địa phương và KDLQG tại địa phương. Phấn đấu đạt được các mục tiêu về khách du lịch và doanh thu du lịch như kế hoạch đã đề ra của từng địa phương.

Trong các chính sách bộ phận của chính sách phát triển các KDLQG thì chính sách phát triển nguồn nhân lực, chính sách xúc tiến quảng bá, chính sách phát triển sản phẩm mới được đặt lên hàng đầu trong hàng loạt những chính sách thiết yếu, tuy nhiên những chính sách nói trên khi triển khai còn nhiều bất cập, cụ thể các chính sách triển khai còn chậm, việc kết hợp lợi ích giữa người dân và Nhà nước còn chưa hợp lý, vì thế trong hướng nghiên cứu để hoàn thiện chính sách phát triển các KDLQG tại các tỉnh Lâm Đồng, An Giang và Lào Cai cần phải chú trọng đến việc triển khai, thực hiện các chính sách này.

C Quảng bá xúc tiến, xây dựng thương hiệu (15%)* 14.130 3.600 3.780 3.975

D Đào tạo nhân lực (7%)* 6.594 1.680 1.764 1.855

Đ Nghiên cứu & phát triển (7%) 6.594 1.680 1.764 1.855

E Bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch (6%) 5.652 1.440 1.512 1.590

G Khác (2%) 1.884 480 504 530

Phát triển nguồn nhân lực cho các cấp quản lý ngành du lịch địa phương: Chú trọng công tác đào tạo, nâng cao trình độ quản lý cho các cấp của ngành du lịch tạo nguồn lực chủ chốt vững mạnh cho công tác hoạch định, thực thi chính sách, nâng cao năng lực kiểm tra thanh tra chính sách phát triển du lịch ngày càng hiệu quả. Bên cạnh đó, cũng cần nâng cao trình độ của các ngành khác có liên quan, để tạo ra một lực lượng quản lý tại các địa phương có chất lượng và hiệu quả cao.

Địa phương cần thực hiện hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra trong quá trình thực hiện các chính sách phát triển du lịch. Kiểm tra cần được tiến hành thường xuyên và định kỳ, để xem xét và đánh giá giữa lý thuyết với thực tế thực hiện, xem có gặp các khó khăn nào, tiếp đó có biện pháp khắc phục và từng bước giải quyết, điều chỉnh lại các mục tiêu và phương pháp thực hiện hoạt động kiểm tra, giám sát cho phù hợp hơn.

Một phần của tài liệu Đề tài chính sách phát triển các khu du lịch quốc gia việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 109 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)