Nâng cao nhận thức đối với các hộ người dân sinh sống và làm dịch vụ tạ

Một phần của tài liệu Đề tài chính sách phát triển các khu du lịch quốc gia việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 120 - 121)

6. Kết cấu của đề tài

3.3.3. Nâng cao nhận thức đối với các hộ người dân sinh sống và làm dịch vụ tạ

các KDLQG Việt Nam

Việc tổ chức nâng cao kiến thức người dân về du lịch nhằm cung cấp các kiến thức cơ bản, văn hóa ứng xử và đón tiếp khách du lịch cho cộng đồng địa phương, góp phần bổ sung và nâng cao trình độ nguồn nhân lực ngành du lịch của địa phương, từ đó tạo ra các sản phẩm dịch vụ du lịch có chất lượng, thu hút và để lại ấn tượng tốt cho du khách. Qua thực tế cho thấy, cộng đồng có vai trò quan trọng trong phát triển du lịch tại các điểm đến, thể hiện ở việc giữ gìn cảnh quan môi trường, phong cách phục vụ, cách giao tiếp ứng xử với du khách… Ý thức cộng đồng tốt sẽ tạo ấn tượng tốt cho du khách, góp phần tạo hình ảnh điểm đến đẹp hơn trong mắt du khách. Do vậy, việc nâng cao nhận thức đốivới các hộ người dân sinh sống và làm dịch vụ tại các KDLQG hiện naylà rất quan trọng.

Thời gian vừa qua, công tác tuyên truyền chính sách tới người dân của các tỉnh Lâm Đồng, An Giang và Lào Cai vẫn còn nhiều bất cập, cụ thể: công việc tuyên truyền về tinh thần của chính sách chưa thực hiện đồng bộ, thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành như đài phát thanh địa phương, phòng thông tin của các huyện, đài truyền hình...; chưa tuyên truyền mở rộng về quy hoạch du lịch, những mục tiêu, những kết quả của ngành du lịch đạt được và những định hướng hiện tại của ngành du lịch tại địa phương...; chưa chủ động thông báo trước tới các chủ thể bị tác động và tuyên truyền tới người dân trong quá trình thực hiện chính sách để tránh được một số những khó khăn mà các cấp các ngành gặp phải. Để nâng cao

nhận thức đối với các hộ người dân sinh sống và làm dịch vụ tại các KDLQG hiện

nay, các tỉnh Lâm Đồng, An Giang và Lào Cai cần tích cực giáo dục tuyên truyền

người dân tham gia vào các hoạt động du lịch tại địa phương như tổ chức học tập bổ sung kiến thức về du lịch tại địa phương, thực hiện phong trào cổ động các hoạt động du lịch lành mạnh, đúng tính chất, thể hiện văn minh du lịch địa phương, khuyến khích các hộ dân trực tiếp tham gia đầu tư kinh doanh dịch vụ phục vụ khách du lịch với các quy mô lớn, nhỏ; Phát huy thế mạnh về các nghề thủ công truyền thống, giữ gìn và phát huy các bản sắc dân tộc trong phục vụ du lịch, nâng cao thu nhập và đời sống; Tăng cường tính cộng đồng trong quá trình phát triển, phát triển các ngành nghề truyền thống phù hợp với xu hướng phát triển của du lịch để tạo ra nhiều sản phẩm phục vụ cho du lịch; Nâng cao ý thức người dân trong xây dựng bản, xã, phường, thônvăn minh giàu đẹp và lành mạnh, an toàn trật tự xã hội; Tuyên truyền cổ động ý thức bảo vệ tài nguyên du lịch và giữ gìn vệ sinh môi trường du lịch của địa phương; Giáo dục, nâng cao sự ủng hộ của người dân với các chủ trương, định hướng, kế hoạch phát triển du lịch của trung ương, chấp hành tốt các chính sách phát triển du lịch minh bạch và hợp lý của địa phương.

Đồng thời, để nâng cao văn hóa ứng xử, đón tiếp khách cho cộng đồng dân cư tại các điểm đến, ngành du lịch các tỉnh Lâm Đồng, An Giang và Lào Cai cần tổ chức tốt các lớp tập huấn với đối tượng tham gia chính là cán bộ thôn, xã và đại diện hộ gia đình tại khu vực KDLQG. Người dân tham gia lớp học sẽ được giới thiệu tổng quan về du lịch, các tiềm năng, giá trị và thế mạnh của các điểm thăm

quan trong KDLQG, các kiến thức, nghiệp vụ hướng dẫn và văn hóa giao tiếp ứng

xử với du khách, tìm hiểu nghiệp vụ thuyết minh, tâm lý và phong tục, tập quán của khách du lịch… Sau đó, người dân được khuyến khích, động viên và hướng dẫn thực hành ngay tại điểm thăm quan.

Ngành du lịch các tỉnh Lâm Đồng, An Giang và Lào Cai cũng nên mời các

chuyên gia về du lịch, lãnh đạo ngành du lịch địa phương, Vụ Lữ hành thuộc Tổng

cục Du lịch, đại diện BVHTTDL, các giảng viên cơ sở đào tạo chuyên ngành để giảng dạy các lớp nâng cao kiến thức cộng đồng về du lịch địa phương.

Một phần của tài liệu Đề tài chính sách phát triển các khu du lịch quốc gia việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 120 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)