Đánh giá chung về thị trường bán lẻ Việt Nam giai đoạn 201 0 2016

Một phần của tài liệu Đề tài các yếu tố cấu thành của thương hiệu doanh nghiệp bán lẻ việt nam – thực trạng và giải pháp (Trang 34 - 37)

6. Phương pháp nghiên cứu

2.1.1 Đánh giá chung về thị trường bán lẻ Việt Nam giai đoạn 201 0 2016

Tiềm năng thịtrường bán lẻ Việt Nam

Thị trường bán lẻđã và đang phát triển mạnh ở nhiều quốc gia trên thế giới, cùng với sự phát triển đó là thu nhập của người dân ngày một tăng, nhu cầu tiêu dùng

cũng vì thế trởnên đa dạng. Hàng hóa trên thịtrường luôn được thay đổi phù hợp với

thị hiếu của người tiêu dùng. Lĩnh vực phân phối bán lẻ của Việt Nam cũng đang trên đà tăng trưởng mạnh. Số liệu của BộCông Thương cho thấy, bán lẻ chiếm khoảng 15% GDP Việt Nam năm 2013. Tính chung cảnăm 2015, Tổng cục Thống kê đánh

giá, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụtiêu dùng ước tính đạt 3.2 triệu

tỷđồng, tăng 9.5% so với năm trước (loại trừ yếu tốgiá tăng 8,4%, cao hơn mức tăng

8.1% của năm 2014) [34]. Cũng theo số liệu của Tổng cục Thống kê, kết thúc năm

2016, doanh thu bán lẻhàng hóa ước tính đạt 2 67 500 tỉđồng (tương đương khoảng

118 USD), tăng 10.2% so với năm trước [34]. Việt Nam đang được đánh giá là một

trong những thị trường bán lẻ năng động và hấp dẫn nhất trong khu vực châu Á và trên thế giới. Với sự mở cửa thịtrường theo các cam kết hội nhập (FTA, TPP,…), với sự tham gia ngày càng nhiều của các nhà bán lẻ lớn trên thế giới tại Việt Nam, sức ép cạnh tranh trong lĩnh vực bán lẻngày càng tăng đối với doanh nghiệp Việt.

Việt Nam sở hữu một thịtrường tiêu thụ với quy mô rộng lớn với quy mô trên 90 triệu dân, trong đó khoảng 70% dân ở độ tuổi dưới 64; tốc độ đô thị hóa nhanh

(năm 2014 đã đạt 33.1% dân sống ở thành thị; thu nhập bình quân và quyền lực mua

sắm tăng nhanh (chi tiêu cho mua sắm hàng hóa của hộgia đình tăng nhanh từ 70 tỷ

USD năm 2008 lên tới 154 tỷUSD năm 2015); thu nhập bình quân đầu người đã đạt

2109 USD/người/năm vào 2015, tăng 57 USD so với năm 2014; đặc biệt, tổng mức

bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụtiêu dùng trong giai đoạn 2007-2015 tăng trung

bình gần 22%/năm, tăng gần 7 lần từ khi Việt Nam vào WTO [34]. Sự tăng trưởng nhanh của tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của Việt Nam

trong những năm qua cho thấy tiêu dùng trong nước luôn là một động lực quan trọng

đóng góp vào tăng trưởng kinh tế quốc gia.

Bên cạnh đó, Việt Nam có chính sách thu hút đầu tư nước ngoài và đặc biệt là dân số đông với nhu cầu tiêu dùng của người dân ngày càng cao và đa dạng. Mặc khác, tốc độtăng tiêu dùng cao chính là yếu tố quan trọng đánh giá thị trường bán lẻ

Việt Nam đầy tiềm năng.

Sự mở cửa của thịtrường Việt Nam

Cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO được xây dựng theo Hiệp định

Thương mại Việt – Mỹ (BTA). Trong thỏa thuận, Việt Nam cam kết đủ 11 ngành và

110 phân ngành dịch vụ. Đối với dịch vụ phân phối, cam kết cụ thểnhư sau:

Về hình thức hiện diện: Kể từ thời điểm Việt Nam gia nhập WTO (ngày

11/01/2007) đến trước ngày 01/01/2008, Việt Nam cam kết cho phép các nhà phân

phối nước ngoài được liên doanh với đối tác Việt Nam nhưng tỷ lệ vốn góp của phía

nước ngoài không được vượt quá 49%. Từ 01/01/2009, doanh nghiệp phân phối nước

ngoài được thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam. Tuy nhiên,

riêng ngành dịch vụ phân phối bán lẻ, Việt Nam đưa ra hạn chế khá chặt chẽ về việc

mởthêm điểm bán lẻ của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thông qua kiểm tra

nhu cầu kinh tế (ENT - Economic Needs Test). Việc xem xét mở cửa điểm bán lẻ ngoài điểm bán lẻ thứ nhất phải tuân theo một quy trình xét duyệt và cấp phép công khai dựa trên các tiêu chí khách quan như: sốlượng các nhà cung cấp dịch vụđang

hiện diện trong một khu vực địa lý, sựổn định của thị trường và mật độ dân cư, sự

phù hợp với quy hoạch.

Về mức độ mở cửa thị trường: Việt Nam cam kết tất cả các phân ngành dịch vụ phân phối theo phân loại của WTO, bao gồm: dịch vụ bán lẻ, dịch vụ bán buôn, dịch vụđại lý hoa hồng và dịch vụnhượng quyền thương mại.

Về diện mặt hàng: Danh mục hàng hóa loại trừvĩnh viễn: những mặt hàng mà

nhà đầu tư nước ngoài sẽ không bao giờđược quyền tham gia phân phối trên lãnh thổ

Việt Nam như: lúa, gạo, đường, thuốc lá và xì gà, dầu thô và dầu qua chế biến, dược phẩm, thuốc nổ, sách - báo - tạp chí, kim loại quý và đá quý, vật phẩm đã ghi hình

trên mọi chất liệu (băng, đĩa...). Danh mục hàng hóa loại trừ có thời hạn: nhà đầu tư

kéo – phương tiện cơ giới - ô tô con và xe máy (từ 01/01/2009); rượu, xi măng và

clinke, phân bón, sắt thép, giấy, lốp xe (trừ lốp máy bay), thiết bị nghe nhìn (từ

01/01/2010). Ngoài ra, Việt Nam cũng cho phép hình thức bán hàng qua mạng từ

nước ngoài theo phương thức 1 (cung cấp qua biên giới) bao gồm mua bán hàng hóa

qua mạng hoặc đặt hàng qua thư và chỉ cam kết cho các nhà phân phối nước ngoài

được bán các loại hàng hóa: các sản phẩm phục vụ nhu cầu cá nhân, các chương trình

phần mềm máy tính hợp pháp phục vụ nhu cầu cá nhân hoặc vì mục đích thương mại. Có thể nói, những cam kết về mở cửa dịch vụ phân phối bán lẻ là một trong những nỗ lực và quyết tâm lớn nhất của nước ta, bởi lẽ dịch vụ bán lẻ là một ngành hàng khá nhạy cảm và có ảnh hưởng đến lĩnh vực kinh tế - xã hội. Trên thực tế, trước khi gia nhập WTO, Việt Nam đã cho phép các tập đoàn phân phối nước ngoài thành lập liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, nhưng mới chỉ mang tính chất thí

điểm. Lộ trình cam kết mở cửa dịch vụ bán lẻ của Việt Nam mởra môi trường kinh doanh thông thoáng và minh bạch hơn cho người tiêu dùng và là động lực các cho doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam vươn lên cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài.

Sự thâm nhập của các DN bán lẻnước ngoài

Theo số liệu của Tổng cục thống kê, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký

vào Việt Nam đạt mức 252.716 triệu USD với 17768 dự án (số lũy kế đến ngày

31/12/2014) [34]. Trong đó, vốn đầu tư đã được cấp phép vào ngành Bán buôn và bán

lẻ; Sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có các động cơ khác đạt mức 4030 triệu USD

(tương ứng với xấp xỉ 88660 tỷđông) với 1383 dự án còn hiệu lực. Điểm đáng lưu ý,

con số này lại chiếm đến 94.56% tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội thực hiện theo giá hiện hành (93751 tỷđồng) [34]. Điều này cho thấy, sức hấp dẫn của ngành này đối với các nhà đầu tư nước ngoài là không hề nhỏ.

Mặt khác, giai đoạn 2013 – 2015 chứng kiến những hoạt động từ phía các nhà

đầu tư nước ngoài lớn như Tập đoàn Takayashima (Nhật Bản) đầu tư xây dựng trung

tâm mua sắm lớn với diện tích 15 nghìn m2 đầu tiên tại Quận 1, Tp Hồ Chí Minh; tiếp theo là sự xuất hiện của Tập đoàn AEON với trung tâm mua sắm tại Tân Phú, Tp Hồ

Chí Minh và Long Biên, Hà Nội; liên minh NTUC FairPrice (Singapore) cũng bắt tay hợp tác với Saigon Co.op để xây dựng đại siêu thị Coop Xtra tại ThủĐức, Tp Hồ Chí Minh với diện tích 25 nghìn m2. Trong nước, BigC (Casino) cũng được mở ra thêm tại

Bình Dương, Ninh Bình, Phú Thọvà Lâm Đồng. Một khía cạnh khác cho thấy sự sôi

động của thị trường bán lẻ Việt Nam với các nhà đầu tư nước ngoài là đó là một số

thương vụ mua bán giữa Central Group và Nguyễn Kim, giữa Berli Jucker và Metro

Việt Nam [6].

Bên cạnh đó là sự xuất hiện của nhiều thương hiệu mới như Simply Mart, 7 –

Eleven, Circle – K với hàng loạt các cửa hàng tiện ích. Trong đó, đáng chú ý là trường hợp của chuỗi siêu thị Simply Mart sẽđược phát triển bởi Tập đoàn bán lẻhàng đầu châu Âu Auchan và Công ty cổ phần địa ốc Sài Gòn Thương Tín (Sacomreal) tại những dựán cho Sacomreal đầu tư. 7-Eleven chuỗi cửa hàng tiện lợi sẽ có mặt tại Việt Nam dự kiến vào tháng 2/2018. 7-Eleven đặt mục tiêu đạt 100 cửa hàng trong 3 năm nữa và con số này sẽ gấp 10 lần trong một thập niên tới. 7-Eleven dự kiến vào thịtrường Việt Nam theo cảhai hướng: tự mở cửa hàng và mua lại các cửa hàng tiện lợi đang có mặt

ở Việt Nam. Circle K (Mỹ) đặt chân đến Việt Nam từnăm 2008 và đã xây dựng khoảng 200 cửa hàng tại nhiều nơi như TP.HCM, Bình Dương, Vũng Tàu và Hà Nội. Circle K chinh phục khách hàng bằng tiêu chí 4F (Fresh - tươi; Friendly - thân thiện, Fast - nhanh và Full - đầy đủ) và phong cách trẻ trung, hợp mốt. Tháng 1/2017, Circle K tiếp tục

khai trương 5 cửa hàng tại Hà Nội và 1 cửa hàng tại Vũng Tàu [7].

Một phần của tài liệu Đề tài các yếu tố cấu thành của thương hiệu doanh nghiệp bán lẻ việt nam – thực trạng và giải pháp (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)