Doanh nghiệp bán lẻ của Việt Nam giai đoạn 2010 – 2016

Một phần của tài liệu Đề tài các yếu tố cấu thành của thương hiệu doanh nghiệp bán lẻ việt nam – thực trạng và giải pháp (Trang 37 - 40)

6. Phương pháp nghiên cứu

2.1.2. Doanh nghiệp bán lẻ của Việt Nam giai đoạn 2010 – 2016

Hệ thống siêu thị, các trung tâm thương mại

Cùng với sự phát triển của hệ thống chợ, trong thời gian qua, hệ thống siêu thị đã phát triển với một tốc độ khá nhanh ởnước ta. Nếu như trước năm 2000, sự xuất hiện của các siêu thị, trung tâm thương mại chỉ rất ít ở hai thành phố lớn Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh thì hiên nay nó trở nên phổ biến và được đầu tư chuyên sâu.

Về tính chất của hoạt động kinh doanh, có thể chia các siêu thịở Việt Nam hiện nay thành hai loại chủ yếu là: siêu thị kinh doanh tổng hợp (Liên hiệp Hợp tác xã Thương

mại Thành phố Hồ Chí Minh Saigon Co.op Mart, siêu thị Intimex, Big C...) và các siêu thị chuyên doanh (các siêu thị dệt may, siêu thị điện máy, siêu thị điện lạnh...). Về nguồn vốn và chủ thểđầu tư các siêu thị ở Việt Nam thời gian qua cũng rất đa

dạng, từ các doanh nghiệp nội địa có thương hiệu lâu năm như Tổng công ty Thương

của các nước phát triển như Bourbon của Pháp, Metro Cash & Carry của Đức, SeiYu của Nhật Bản...

Ở Việt Nam, Big C là thương hiệu đại siêu thị duy nhất. Khách hàng của Metro

hầu hết là nhà xưởng công nghiệp và những đối tượng mua bán sỉ, trong khi khách

hàng của đại siêu thị là người tiêu dùng. Big C hiện nay chỉ có ở các thành phố lớn

như Hà Nội, TP.HCM, Huế, Đà Nẵng, Cần Thơ… Các siêu thị Big C thường được

đặt ở vùng ngoại ô thành phố do qui mô rộng lớn. Vì tập trung hàng hóa sốlượng lớn, các mặt hàng được trưng bày trên kệ bày hàng siêu thị dễ tìm kiếm nên Big C vẫn là

(Đại siêu thị) lớn luôn có sốlượng khách hàng lớn.

Siêu thị với giá bán lẻ cao hơn một chút so với đại siêu thị, là nơi thích hợp cho việc mua sắm. Các siêu thị nổi tiếng nhất ở Việt Nam phải nhắc đến là Intimex, Co.opmart, Fivimart và Citimart. Siêu thị ở Việt Nam cung cấp những mặt hàng và

dịch vụtương đương nhau. Có nơi cấp thẻ khách hàng thân thiết đểtích điểm và được

giảm giá cho lần mua hàng tiếp theo. Trung tâm thương mại bán những mặt hàng đắt tiền nhưng quần áo hiệu, giày hiệu và thiết bị điện tử cao cấp. Parkson và Diamond Plaza, Vincom là những thương hiệu được ưa chuộng ở TPHCM. Còn ở Hà Nội là Vincom, Tràng Tiền Plaza, Grand Plaza, The Manor và Parkson. Trung tâm mua sắm là một khái niệm mới ở Việt Nam, nơi bao hàm cảđại siêu thị, siêu thị, cửa hàng bách hoá, rạp chiếu phim và cửa hàng chuyên biệt. Lotte Mart & The Crescent Mall là

những thương hiệu điển hình.

Hệ thống các cửa hàng bán lẻ truyền thống, kinh doanh nhỏ lẻ

Hàng hóa kinh doanh của những cửa hàng này thông thường là những mặt hàng phục vụ nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của dân cư. Tuy nhiên, do khảnăng về tài

chính cũng như mặt bằng kinh doanh còn hạn chế nên hầu như các cửa hàng này chỉ

cung cấp một số ít hàng hóa có giá trị không cao. Mặc dù vậy, đây vẫn đang là một trong những kênh phân phối hàng hóa quan trọng có tỷ lệtăng trưởng tham gia vào thịtrường bán lẻ Việt Nam thời gian qua.

Hệ thống các chuỗi cửa hàng bán lẻ

Các loại hình cửa hàng bán lẻ, bán buôn tự chọn cũng tăng về sốlượng, quy

mô và phương thức hoạt động theo hướng chuyên nghiệp hơn. Mô hình “chuỗi” cửa

hàng nhỏ, lẻ diễn ra khá mạnh. Các chuỗi cửa hàng tiện ích ở Việt Nam đang cạnh tranh với các quầy sạp bán hàng bên đường và các chợ truyền thống; Chuỗi cửa hàng Co.opFood, trực thuộc hệ thống cửa hàng của Saigon Co.op, G7 Mart và Shop & Go

là một tốthương hiệu điển hình. Tuy nhiên, chính những cửa hàng tiện ích vô danh

mới là thành phần đại diện cho đa số thị trường bán lẻ tiện dụng ở Việt Nam.

Hệ thống chợ truyền thống

Theo tổng hợp, tính đến hết năm 2013, cả nước có 8.546 chợ các loại. Trong

đó, số chợ hạng I chiếm 2.89%, chợ hạng II chiếm 10.83% và chợ hạng III chiếm 86.28% [32]. Ở khu vực nông thôn, chủ yếu các chợ truyền thống là chợ hạng III,

trong đó nhiều chợ có cơ sở hạ tầng kỹ thuật lạc hậu và yếu kém. Khối lượng hàng

hóa lưu thông qua chợở các thành phố lớn chiếm tỷ trọng khoảng 40-50% tổng mức

lưu chuyển hàng hóa trên địa bàn. Ở khu vực nông thôn, hàng hóa giao dịch trên chợ

chiếm khoảng 60-70% [32]. Lực lượng tham gia kinh doanh trên các chợ chủ yếu là

thương mại tư nhân, thương mại Nhà nước, Hợp tác xã thương mại và người sản xuất

trực tiếp bán hàng. Trong đó, thành phần thương mại tư nhân đóng vai trò ngày càng

quan trọng.

Sự dịch chuyển cơ cấu thị phần giữa các DN bán lẻ

Trong tiến trình cạnh tranh và hội nhập, cơ cấu ngành bán lẻ Việt Nam biến

đổi sâu sắc: Từ chỗ chủ yếu do doanh nghiệp Nhà nước và hợp tác xã, đơn loại hình

cho đến đa loại hình với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế: tư nhân, Nhà nước, Hợp tác xã, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Nổi bật lên là xu hướng chuyển dần về phía các kênh bán lẻ hiện đại và các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài đang

chiếm ưu thế. Bán lẻ hiện đại tại Việt Nam đang tăng trưởng mạnh mẽ và dần trở

thành một kênh tiêu dùng quan trọng. Kết quả điều tra của Công ty nghiên cứu thị trường Taylor Nielsen Sofres TNS cho thấy, đến nay, thương mại hiện đại ở Việt

Nam đã chiếm 22% trên cảnước, riêng tỷ trọng này tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí

Minh lên đến 37 – 38%. Các cửa hàng trên phố chiếm 61%, hình thức chợ chiếm

13%, các hình thức còn lại chiếm 7% [38]. “Hình thức chợ và bán hàng truyền thống

sẽ gặp khó khăn trong vòng 10-20 năm tới”, ông Ralf Mattheas, Giám đốc điều hành

Người Việt Nam đang dần chuyển đổi thói quen mua sắm tại các chợ sang các hình thức thương mại hiện đại như siêu thị và cửa hàng tự chọn.

Một phần của tài liệu Đề tài các yếu tố cấu thành của thương hiệu doanh nghiệp bán lẻ việt nam – thực trạng và giải pháp (Trang 37 - 40)