Nhân tố môi trường vĩ mô

Một phần của tài liệu Đề tài các yếu tố cấu thành của thương hiệu doanh nghiệp bán lẻ việt nam – thực trạng và giải pháp (Trang 44 - 48)

6. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Nhân tố môi trường vĩ mô

Kinh tế

Khi nền kinh tế tăng trưởng, thu nhập bình quân đầu người tăng dẫn đến sự

bùng nổ về chi tiêu của người dân. Với lượng khách hàng lớn hơn thì sức ép cạnh

tranh đối với DN giảm, DN có cơ hội để phát triển các hoạt động tiêu thụ hàng hóa

và thu được lợi nhuận. Ngược lại, nếu nền kinh tếsuy thoái, người dân với tình hình

tài chính khó khăn sẽ thắt chặt chi tiêu, do đó mức độ tiêu thụ hàng hóa sẽ giảm dẫn

đến tăng sức ép cạnh tranh cho DN. Những năm gần đây, Việt Nam luôn nằm trong

số những nước có tốc độtăng trưởng kinh tế nhanh nhất Châu Á. GDP của cảnước

tăng lên chứng tỏ nền kinh tếtrong nước đã có những tiến bộvượt bậc, thu nhập của

người dân theo đó cũng tăng lên và sự quan tâm của họ không chỉ dành cho các sản

phẩm mà còn ở thương hiệu. Thương hiệu bán lẻ được đem ra như 1 tiêu chí trong

lựa chọn sản phẩm của người tiêu dùng. Bên cạnh đó, thu nhập dành cho mua sắm

lẻtrong nước cũng như các tập đoàn bán lẻnước ngoài khi tiến hành hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. Mức thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam là khoảng 640 USD; ở các thành phố lớn và các đô thị lớn, mức thu nhập đầu người đạt từ 1.000

USD đến 1.800 USD. Đây là thuận lợi căn bản cho phát triển thịtrường bán lẻở khắp các thành phố, đô thị lớn và vừa trong cảnước. Đồng thời thông qua hội nhập kinh tế

thế giới, như tham gia ASEAN, APEC và gia nhập WTO, Việt Nam sẽ thực hiện giảm

thuế quan và mở cửa thịtrường theo cam kết quốc tế. Đây sẽlà cơ hội và cũng là thử

thách lớn cho ngành bán lẻvà các thương hiệu bán lẻ Việt Nam.

Chính trị - Pháp luật

Chính trị là yếu tốđầu tiên mà các nhà đầu tư, nhà quản trị các doanh nghiệp quan tâm phân tích để dự báo mức độ an toàn trong các hoạt động tại các quốc gia, các khu vực nơi mà doanh nghiệp đang có mối quan hệmua bán hay đầu tư. Các yếu tố như thể chế chính trị, sự ổn định hay biến động về chính trị tại quốc gia hay một khu vực là những tín hiệu ban đầu giúp các nhà quản trị nhận diện đâu là cơ hội hoặc

đâu là nguy cơ của doanh nghiệp đểđề ra các quyết định đầu tư, sản xuất kinh doanh

trên các khu vực thị trường thuộc phạm vi quốc gia hay quốc tế. Yếu tố chính trị là yếu tố rất phức tạp. Các nhà quản trị chiến lược muốn phát triển thị trường cần phải nhạy cảm với tình hình chính trịở mỗi khu vực địa lý, dự báo diễn biến chính trị để

có các quyết định chiến lược thích hợp và kịp thời.

Việc tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh hay không lành mạnh cho các

thương hiệu hoàn toàn phụ thuộc vào yếu tố pháp luật và quản lý nhà nước về kinh tế. Việc ban hành hệ thống luật pháp có chất lượng là điều kiện đầu tiên đảm bảo môi

trường kinh doanh bình đẳng cho các doanh nghiệp buộc các doanh nghiệp phải kinh

doanh chân chính, có trách nhiệm. Tuy nhiên nếu hệ thống pháp luật không hoàn

thiện cũng sẽ có ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường kinh doanh gây khó khăn trong

hoạt động sản xuất kinh doanh và phát triển thương hiệu của các doanh nghiệp. Pháp luật đưa ra những quy định cho phép, không cho phép hoặc những đòi hỏi buộc các doanh nghiệp phải tuân thủ. Chỉ cần một sựthay đổi nhỏ trong hệ thống luật pháp

như thuế, đầu tư ... sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hệ thống luật nước ta ban hành nhiều luật về kinh doanh như luật thương

sách mở cửa thịtrường phân phối Việt Nam đã thực hiện ngay sau khi trở thành thành viên chính thức của WTO. Từ 1/1/2009, DN có vốn đầu tư nước ngoài được hoạt

động trong lĩnh vực phân phối dưới hình thức 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài.

Vấn đề đặt ra đối với các doanh nghiệp là phải hiểu rõ tinh thần của luật pháp và chấp hành tốt những quy định của pháp luật, nghiên cứu để tận dụng được các cơ hội từ các điều khoản của pháp lý mang lại và có những đối sách kịp thời trước những

nguy cơ có thểđến từ những quy định pháp luật tránh được các thiệt hại do sự thiếu hiểu biết về pháp lý trong phát triển thương hiệu

Văn hóa – Xã hội

Dân số và tỷ lệ phát triển: Một trong những lý do hấp dẫn các nhà bán lẻđầu

tư vào thịtrường Việt Nam đó chính là dân sốđông và trẻ của Việt Nam. Dân số Việt Nam thuộc nhóm trẻ nhất trong khu vực Đông Á với trên 70% dân sốdưới độ tuổi 35 hoặc trong độ tuổi lao động. Đây là thuận lợi cho các nhà bán lẻvì đa số giới trẻ thích

đi mua sắm ở siêu thịvà ưa chuộng thương hiệu nước ngoài, nhất là các đô thị. Không

những thế, tỷ lệnghèo đói tại Việt Nam cũng đang giảm đi nhanh chóng. Mức thu

nhập bình quân đầu người ở Việt Nam là khoảng 640 USD; ở các thành phố lớn và

các đô thị lớn, mức thu nhập đầu người đạt từ1.000 USD đến 1.800 USD [34]. Đây

là thuận lợi căn bản cho phát triển thương hiệu bán lẻở khắp các thành phố, đô thị

lớn và vừa trong cảnước.

Tốc độđô thịhóa: Các đô thịở nước ta ngày càng phát triển vềquy mô cũng

như hạ tầng vật chất, là yếu tố thuận lợi cho việc phát triển các siêu thị, trung tâm mua sắm. Môi trường văn hóa xã hội có ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống và hành vi tiêu dùng. Trong những năm gần đây, sự phát triển của nền kinh tế và sự hội nhập sâu của Việt Nam với thịtrường thế giới đã tạo ra cho văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam nhiều nét đổi mới, hiện đại hơn, tiếp cận gần với văn minh tiêu dùng. Những

năm trước đây do kinh tếchưa phát triển, đời sống nhân dân chưa cao, người VN chỉ

quen sử dụng kênh mua bán truyền thống tại các chợ, các cửa hàng hay đại lý gần

nhà…Ngày nay, kinh tế phát triển kéo theo thu nhập bình quân tăng, người dân đã

chú ý hơn tới kênh mua sắm hiện đại, thói quen cũng dần thay đổi. Thay vì đi mua

sắm tại các khu chợ, họđã có thói quen dạo qua các siêu thị đểmua đồ từ hàng thực

hội nhập với văn hóa tiêu dùng hiện đại của văn minh thương mại trên thế giới, chính

là cơ hội cho phát triển loại hình kinh doanh bán lẻ hiện đại như siêu thị, trung tâm

thương mại.

Thị trường bán lẻ Việt Nam đang phát triển theo hướng các kênh phân phối hiện đại ngày càng mở rộng. Các loại hình phân phối hiện đại gắn liền với quá trình

đô thị hóa, là kết quả tất yếu của một lối sống văn minh, công nghiệp bao trùm lên các thành phố lớn. Sốlượng phụ nữđi làm ở các nhà máy, công sở ngày càng nhiều nên tập quán mua sắm của người thành thị Việt Nam đang dần thay đổi. Họ không có nhiều thời gian mua sắm hàng ngày mà thay vào đó là mua sắm với khối lượng lớn ở

các siêu thị hay TTTM. Những thay đổi tập quán này đang ảnh hưởng rất tích cực tới sự phát triển của hệ thống bán lẻ tại Việt Nam. Riêng đối với các doanh nghiệp Việt Nam, thuận lợi không chỉ dừng lại ở những điểm nêu trên. Nhà bán lẻ Việt Nam có

được ưu thế do am hiểu tập quán, thói quen mua sắm của người dân trong nước; am

hiểu cách thức kinh doanh tại mỗi địa phương; sự biến động của thị trường... Cơ hội của doanh nghiệp Việt Nam là rất lớn khi có thể thu thập thông tin nhanh nhất từ thị trường quen thuộc mà không vướng phải rào cản ngôn ngữ, phong tục tập quán như

các tập đoàn nước ngoài. Thêm vào đó, hệ thống cửa hàng, siêu thị có sẵn của các doanh nghiệp trong nước đã chiếm được những vị trí hết sức thuận lợi cho việc kinh doanh bán lẻ. Doanh nghiệp có cơ hội mở rộng quy mô kinh doanh nhằm tăng thị

phần, thu hút khách hàng. Hơn nữa, các mô hình kinh doanh đầu tiên xuất hiện sẽ có

tác động, ảnh hưởng lớn trong việc định hướng tiêu dùng cho người dân. Khi người

dân chưa có khái niệm cụ thể về cửa hàng tiện lợi hay siêu thị, thì sự hình thành của

những cửa hàng đầu tiên sẽ tạo ấn tượng và gây dựng thương hiệu dễdàng hơn đối

với họ.

Công nghệ

Công nghệảnh hưởng tới mọi ngành kinh doanh, sự phát triển của công nghệ

giúp cho cơ sở của ngành phát triển vượt bậc giúp ích cho doanh nghiệp cạnh tranh

trên thịtrường. Ngày càng nghiều sản phẩm hiện đại được tạo ra, các cứng dụng công nghệ cao trong sản xuất cũng như quy trình đưa hàng hóa tới tay người tiêu dùng, giúp cho doanh nghiệp thu hút được khách hàng, các doanh nghiệp hiện nay đầu tư

mình. Sự phát triển của khoa học công nghệ trong những năm gần đây đã tạo điều kiện cho việc áp dụng những khoa học hiện đại vào phục vụ cho công tác bán hàng nâng cao hiệu suất và hiệu quả công việc như: các sản phẩm điện tửđiện lạnh, máy

điều hòa, máy hút ẩm, tủ lạnh, máy tính, máy bán hàng tự động,… Điển hình như

BigC đã thực hiện xây dựng hệ thống siêu thị xanh, mởđầu là BigC Vĩnh Phúc. Đây

là thế hệ siêu thị mới của BigC được ứng dụng công nghệ xanh trong quá trình xây dựng, vận hành để tiết giảm chi phí cho hệ thống, góp phần bảo vệmôi trường. Cụ

thể như: Sử dụng những vật liệu chống nóng cho mái, tường nhà, các thiết bị bên

trong như bóng đèn đều sử dụng các bóng đèn tiết kiệm điện, lắp đặt hệ thống kiểm

soát điện năng để phát hiện những nơi phung phí điện để có giải pháp xử lý, gian

hàng thực phẩm đông lạnh đã được thiết kế lắp thêm các tấm kính ngăn hơi lạnh thoát

ra đểkhông lãng phí điện vào ban đêm. Bên cạnh đó, các siêu thịcũng như DN khác

đều xây dựng Website để quảng bá thương hiệu, giới thiệu thông tin về DN, về chính sách, sản phẩm…

Một phần của tài liệu Đề tài các yếu tố cấu thành của thương hiệu doanh nghiệp bán lẻ việt nam – thực trạng và giải pháp (Trang 44 - 48)