Nhân tố môi trường nội bộ

Một phần của tài liệu Đề tài các yếu tố cấu thành của thương hiệu doanh nghiệp bán lẻ việt nam – thực trạng và giải pháp (Trang 50 - 55)

6. Phương pháp nghiên cứu

2.2.3 Nhân tố môi trường nội bộ

Hiện đại hóa hạ tầng bán lẻ truyền thống (chợ, cửa hàng, cửa hiệu, quầy hàng, sạp hàng của các hộ kinh doanh) trở thành những điểm bán lẻ mang tính hiện đại (mini siêu thị) không chỉ tập trung vào việc cải tạo mặt bằng, nâng cấp cửa hàng như

gắn biển tên cửa hàng, trang trí trưng bày, sắp xếp có khỏa học quầy hàng, khai thác

tối đa diện tích và tiện ích của cửa hàng…mà còn nâng cấp các khâu liên quan khác

như quản lý bán hàng bằng phương tiện máy tính, điện tử; bồi dưỡng nâng cao trình

độ người bán hàng các kỹnăng: sắp xếp cửa hàng ấn tượng; kỹnăng giới thiệu sản phẩm mới; kỹnăng giao tiếp, hướng dẫn tạo thiện cảm với khách hàng để khách hàng quay trở lại.

Một trong những yếu tố quan trọng nhất của ngành bán lẻ là mặt bằng. Địa

điểm hợp lý là tiêu chí đầu tiên đểđem lại sức mạnh cho thương hiệu bán lẻ. Sau đó

mới đến các yếu tố về sản phẩm, giá cả... Xác định được việc đi mua sắm không đơn

thuần là tìm hàng tốt, giá hợp lý mà còn là quãng thời gian đi tìm hiểu, so sánh giá,

tham quan, thư giãn của rất nhiều người tiêu dùng. Nên ngoài vốn, chiến lược kinh

doanh, quản trị hiệu quả…, việc chọn cho mình được một mặt bằng kinh doanh rộng rãi, ở khu tập trung đông dân cư đã và đang được nhiều doanh nghiệp kinh doanh nhắm tới. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp bán lẻ nội địa quy mô nhỏhơn thì mở

rộng mặt bằng đang là một thách thức lớn, bởi giá thuê quá cao.

Nguồn nhân lực

Năng lực quản lý doanh nghiệp được thể hiện tập trung ởnăng lực của người

đứng đầu doanh nghiệp, đó là khảnăng quản lý, điều hành, ra quyết định... Hiện nay,

những người chủ các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam đa phần là chủ các doanh nghiệp

tư nhân, cá thể, hoặc thuyên chuyển từ khu vực kinh tế Nhà nước, phần ít là những

người trẻ, năng động. Với cơ cấu thành phần như vậy, các giám đốc doanh nghiệp

bán lẻ hoặc là kinh nghiệm thương trường còn non nớt, hoặc là hiểu biết dựa vào kinh

nghiệm sản xuất là chính. Trình độ quản lý chuyên môn thực sự, được đào tạo đúng

ngành nghềchưa nhiều.

Hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng đòi hỏi các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp bán lẻtư nhân quy mô nhỏ phải có một ông chủ có năng lực quản lý

còn thực sự phải có những hoạch định chiến lược dựa vào hiểu biết thị trường, có

năng lực kinh doanh đưa doanh nghiệp phát triển.

Nhân lực lao động: Nhiều ý kiến cho rằng, lao động là một lợi thế cạnh tranh của Việt Nam bởi chi phí lao động rẻ, tỷ lệlao động trẻ cao, có truyền thống lao động cần cù, ham học hỏi, khéo tay nhanh trí... Tuy nhiên, thực tế thì đội ngũ lao động trong các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam thừa mà thiếu, thừa lao động tay chân, thiếu

người thông thạo kỹ năng mềm như làm việc nhóm, kỹnăng sáng tạo, kỹnăng am hiểu thị trường, ứng dụng công nghệ. Ngoài ra, tác phong kỷ luật công nghiệp còn kém, khả năng chịu áp lực công việc thấp là hiện tượng phổ biến trong các doanh nghiệp bán lẻ nội địa. Vì thế, so sánh với các nước trong khu vực thì nguồn lao động

ở Việt Nam không hẳn là một lợi thế giúp doanh nghiệp cạnh tranh tốt. Mặt khác, nguồn nhân lực bán hàng trong kênh phân phối hiện đại có yêu cầu khá cao. Họ không những phải có kiến thức về kinh tế mà còn phải hiểu biết vềchuyên ngành để thực hiện tốt các dịch vụđi kèm như hậu mãi, chăm sóc

khách hàng... Chính những yêu cầu vềchuyên môn như trên đã khiến việc tuyển dụng nhân viên bán hàng trởnên khó hơn.

Hiện nay, nhân lực phục vụ trong hệ thống bán lẻ Việt Nam thiếu tính chuyên nghiệp trong thịtrường bán lẻ hiện đại, thiếu khảnăng sử dụng ngoại ngữ, chậm thay

đổi tư duy với môi trường mới. Đội ngũ nhân viên có trình độ cao hiện mới chỉ có từ

4-5% được đào tạo bài bản. Chính vì thế, quản lý siêu thị và cửa hàng đang là một

nghề có nhu cầu lớn tại Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam chỉ dừng ở

mô hình vừa và nhỏ, vốn và kinh nghiệm còn hạn chếnên chưa chú trọng tới việc đào

tạo nhân lực. Công tác dựbáo doanh thu chưa tốt cũng dẫn đến việc không dự báo

được nhu cầu về nhân lực. Hiện nay, hệ thống siêu thị mới chiếm từ 12-15% thị phần bán lẻ, dự kiến năm 2020 sẽtăng lên 35-40% [35]. Như vậy, ngành bán lẻ Việt Nam sẽ cần một sốlượng đông đảo nhân lực, từgiám đốc, trưởng phó phòng đến nhân viên bán hàng, thu ngân...

Nguồn tài chính

Tài chính luôn là vấn đề quan trọng đối với doanh nghiệp, đặc biệt là tỷ lệ vốn tựcó. Đây là chỉtiêu đánh giá sức mạnh tài chính của doanh nghiệp, thể hiện sự phát triển của doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh. Thực tế thì quy mô vốn của các

doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam còn rất nhỏ. Đây thực sự là một điểm yếu của các doanh nghiệp bán lẻ nội địa. Nguồn vốn tự có của doanh nghiệp nhỏ dẫn tới năng lực phát triển thị trường và kinh doanh gặp nhiều khó khăn. Theo khảo sát của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương và Hiệp hội bán lẻ Việt Nam, hầu hết các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam đều gặp khó khăn về nguồn tài chính, tín dụng. Với nguồn vốn chủ sở hữu quá nhỏbé, để hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp buộc phải huy động vốn từbên ngoài. Các kênh huy động vốn chủ yếu của doanh nghiệp

là các ngân hàng thương mại, quỹ hỗ trợ phát triển và các tổ chức tín dụng. Ngoài ra, một số còn vay từngười thân, bạn bè. Tuy nhiên nguồn vốn vay này thường nhỏ lẻ, không nhiều. Trong điều kiện nền kinh tế thế giới ảnh hưởng mạnh mẽđến hoạt động kinh doanh của hầu hết các doanh nghiệp, đểcó đủ khảnăng chống đỡ, tiếp tục kinh doanh, cạnh tranh và phát triển, các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam cần phải huy động nguồn vốn bên ngoài lớn, nhất là dựa vào các ngân hàng và kênh tín dụng từ chính phủ. Bước vào hội nhập, các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam phải đương đầu với những doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài sẵn có lợi thế về vốn và dễ dàng huy động vốn. Nguồn lực tài chính yếu kém chính là một thách thức rất lớn, làm giảm khảnăng phát

triển cũng như năng lực kinh doanh của những doanh nghiệp này.

Cơ sở hậu cần

Kinh doanh phân phối bán lẻ ngoài việc đòi hỏi phải mạnh về vốn, nó còn đòi

hỏi một hệ thống hậu cần chuyên nghiệp. Chúng bao gồm công tác quản lý hàng tồn kho, tốc độ giao hàng, hợp lý hóa quá trình lưu chuyển nguyên vật liệu, bán thành phầm trong hệ thống quản lý phân phối vật chất... Đối với riêng ngành phân phối bán lẻ, hậu cần có tác dụng tiết kiệm và giảm chi phí trong hoạt động lưu thông phân phối; góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, giảm thiểu chi phí trong quá trình sản xuất, tăng cường sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp; hoàn thiện và tiêu chuẩn hóa chứng từ

trong kinh doanh, từđó góp phần mở rộng thịtrường trong buôn bán quốc tế. Vì thế, dịch vụ hậu cần tốt là một trong những nhân tố quyết định tới sự thành công và phát triển của doanh nghiệp bán lẻ.

Tuy nhiên, thực tế, trong khi các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài đầu tư rất lớn vào cơ sở hậu cần từ nhập hàng cho đến các khâu chứa hàng, dự trữ và bảo quản,

thống cung ứng hàng hay tập đoàn bán lẻ lớn nhất nước MỹWalMart đã sản xuất ra những chiếc xe tải chuyên dụng để vận chuyển những sản phẩm phân phối, sử dụng nguyên nhiên liệu tiết kiệm và mang lại hiệu quả cao thì các nhà bán lẻ nội địa vẫn

đang thờ ơ trước công tác huấn luyện liên quan đến nghiệp vụ mua, trưng bày, bán

hàng và cách bảo quản. Cơ sở hậu cần của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam như

kho bảo quản, các kho lạnh, kho chứa dự phòng, xe tải chuyên dùng thiếu đồng bộ,

chưa đạt chuẩn khu vực và quốc tế. Bên cạnh đó, hệ thống bảo vệ và quản lý hàng

hóa chưa an toàn tuyệt đối.

Công tác hậu cần đóng vai trò vô cùng quan trọng trong ngành bán lẻ nói riêng và trong tất cả các ngành dịch vụ phân phối nói chung. Trước tình trạng hiện nay, các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam cần nhận thức rõ sự thiết yếu của việc đầu tư vào hệ

thống hậu cần, từđó có những hoạch định chính sách hiệu quả, giúp nâng cao năng

lực phát triển của doanh nghiệp trong điều kiện cạnh tranh và hội nhập.

Trình độ công nghệ, trang thiết bị

Để có thể thành công trong một nền kinh tế cạnh tranh cao độnhư hiện nay, các doanh nghiệp phải thường xuyên thay đổi công nghệ, máy móc, thiết bị, các

phương pháp, bí quyết sản xuất. Sựđi đầu về công nghệđược coi là một lợi thế cạnh tranh rất lớn, tạo nên nhiều giá trị lớn khác cho một doanh nghiệp trên thương trường.

Thế nhưng hầu hết công nghệ đang được sử dụng ở Việt Nam hiện nay được đánh

giá là lạc hậu.

Theo Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam, các doanh nghiệp bán lẻ hiện nay

đang sử dụng công nghệ tụt hậu so với mức trung bình của thế giới, và đến 70 - 80% [36] công nghệ là ngoại nhập. Trong ba giai đoạn của phát triển công nghệ là tiếp thu công nghệ, làm chủ công nghệ và sáng tạo công nghệ, thì hầu hết các doanh nghiệp bán lẻ nước ta mới chỉ dừng lại ở giai đoạn tiếp thu công nghệ một cách thụ động thông qua nhập khẩu máy móc, thiết bị. Thậm chí những máy móc kỹ thuật cao, dây chuyền tiên tiến thì mới chỉđược đầu tư ở mức cầm chừng. Trong khi đó, các đối thủ

cạnh tranh trên thịtrường trong nước và ngoài nước của các doanh nghiệp đang ở giai

đoạn tìm tòi và sáng tạo công nghệ mới. Trong khi đó, các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam thực sựchưa chủđộng trong quá trình này, chưa đầu tư nghiên cứu phần mềm công nghệcũng như bí quyết công nghệđể học hỏi, sáng tạo.

Hầu hết các doanh nghiệp đều có trang thiết bị máy vi tính và lắp đặt hệ thống Internet, tuy nhiên các doanh nghiệp chưa tận dụng hết các chức năng của Internet trong quản lý, đào tạo phục vụ công tác phân phối sản phẩm. Theo Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam cho biết, hơn 60 đến 70% [36] các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam

chưa sử dụng công nghệthông tin vào lĩnh vực quản lý, thương mại điện tử, kỹnăng

bán lẻ và xây dựng thương hiệu và khoảng 20% đơn vị mới xây dựng web đơn giản với nội dung nghèo nàn. Các website mà doanh nghiệp tạo nên chỉ mới dừng lại ở

việc quảng bá tên và dịch vụ, ít có sự cập nhật thông tin, thực hiện các giao dịch trực tuyến. Có thể nói, hệ thống công nghệ và việc ứng dụng thương mại điện tử ở các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam chỉở mức khởi đầu trong tương quan của các đối thủ ở các nước phát triển. Tóm lại, những yếu kém vềứng dụng công nghệ vào dịch vụ

phân phối đã làm hạn chế rất lớn khả năng cạnh tranh và phát triển của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam.

Một phần của tài liệu Đề tài các yếu tố cấu thành của thương hiệu doanh nghiệp bán lẻ việt nam – thực trạng và giải pháp (Trang 50 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)