Nhân tố môi trường ngành

Một phần của tài liệu Đề tài các yếu tố cấu thành của thương hiệu doanh nghiệp bán lẻ việt nam – thực trạng và giải pháp (Trang 48 - 50)

6. Phương pháp nghiên cứu

2.2.2 Nhân tố môi trường ngành

Khách hàng

Ngành bán lẻ trong thế kỷ 20 chủ yếu tập trung vào sản phẩm và địa điểm của cửa hàng. Nếu một tổ chức bán lẻ có thể cung cấp đúng sản phẩm, đúng giá và có các

cửa hàng tại đúng địa điểm, họ sẽthành công. Nhưng trong thế kỷ 21, ngành bán lẻ

phải lấy khách hàng làm trung tâm. Người tiêu dùng ngày càng trở nên thông minh

hơn không chỉ nhờ những thông tin mà họ có thể truy cập trên Internet mà cả trong cách thức họ lựa chọn đểtương tác với các tổ chức bán lẻ. Sự phát triển của các thiết

bịdi động cũng là một yếu tố trong sựthay đổi này. Năm 2009, sốlượng khách thuê

bao điện thoại di động đã đạt tới con số 4 tỷ, trong đó số khách thuê bao tại các quốc

gia đang phát triển nhiều gấp 9 lần sốlượng xe hơi. Năm 2012 có tới gần 1,8 tỷngười sử dụng mạng Internet, và con sốnày đã vượt quá 2,2 tỷvào năm 2013 [34]. Những

người tiêu dùng thông thạo công nghệ nhanh chóng học được cách sử dụng những công cụnày để tìm kiếm thông tin về hàng hóa, giá cả và họcũng đang tham gia vào

nhiều mạng xã hội để chia sẻ các ý kiến đánh giá, quan điểm, trải nghiệm mua sắm và nhiều thông tin khác nữa.

Cùng với đời sống vật chất được nâng lên, thói quen và tâm lý tiêu dùng của

người dân cũng có sự chuyển biến đáng kể trong vài năm gần đây, theo hướng sử

dụng kênh phân phối hiện đại (các cửa hàng tiện ích, siêu thị, đại siêu thị), quan tâm

đến thương hiệu, đặc biệt là ở các thành phố lớn. Điều này sẽảnh hưởng trực tiếp đến các tiểu thương ở các chợ truyền thống. Với sự xuất hiện của nhiều tập đoàn phân

phối lớn, thị trường bán lẻ Việt Nam sẽ chịu sự chi phối bởi các kênh phân phối hiện

đại theo chiều hướng ngày càng mở rộng hơn. Nhiều chợ phải chuyển đổi hình thức kinh doanh thành các siêu thị, nhiều chợ phải di dời, dỡ bỏ để nhường chỗ cho các

trung tâm thương mại. Điều này là một bất lợi với người tiêu dùng, đặc biệt là người tiêu dùng có thu nhập thấp và trung bình, bởi mua bán ở chợ thường được lựa chọn

do mẫu mã đa dạng, phong phú và giá cả rẻhơn.

Đối thủ cạnh tranh

Sự tham gia của các thương hiệu quốc tế, khả năng tiếp cận với công nghệ

mới, phương thức mới trong phân phối và quản lý phân phối của các doanh nghiệp

bán lẻ nội địa sẽ ngày một tăng. Nếu xác định đây là cơ hội cọ xát, học hỏi kinh nghiệm thì các doanh nghiệp Việt Nam sẽthu được rất nhiều từ quá trình hội nhập. Các doanh nghiệp được tiếp cận với thị trường thế giới nên có điều kiện nâng cao

trình độ sản xuất, trình độ kỹ thuật quản lý, đổi mới công nghệ và nâng cao chất lượng sản phẩm, phát triển thương hiệu. Một cách nhìn khác, khi doanh nghiệp bắt đầu làm quen và tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong cạnh tranh với đối thủ lớn, họ sẽ nắm

được đâu là ưu nhược điểm của đối thủđể có chiến lược phù hợp. Ngoài ra, một thuận lợi nữa cho các doanh nghiệp Việt Nam, là khi thương hiệu, các sản phẩm, dịch vụ

được đưa lên bàn cân bình đẳng thì sẽ là dịp cho các doanh nghiệp xem lại mình đã

thiếu gì, yếu gì đểvươn lên.

Sự hiện diện của các tập đoàn, siêu thị lớn thế giới sẽ có mặt tại Việt Nam là

điều chắc chắn. Đây là một thách thức đối với các doanh nghiệp bán lẻ còn non ở

trong nước. Chuỗi siêu thị lớn nhất của Việt Nam hiện nay - Saigon Co.op mới chỉ

có khoảng 20 siêu thị trên cả nước, trong khi các chuỗi siêu thị nước ngoài có vài

chục đến hàng trăm siêu thị. Nếu như các đại gia nước ngoài được biết đến với hình

ảnh những đại siêu thị thì hầu hết cửa hàng truyền thống của Việt Nam đều có diện tích nhỏ chỉ 11.8 m2/cửa hàng; các siêu thị mới bắt đẩu phát triển nhưng quy mô chưa

lớn và phương thức kinh doanh chưa theo được chuẩn mực quốc tế. Các tập đoàn bán

lẻ quốc tế đã có mặt ở Việt Nam đều có dựán quy mô đầu tư hàng chục triệu đến

hàng trăm triệu USD.

Nhà sản xuất

Theo lộ trình hội nhập, các nhà phân phối nước ngoài sẽ vào Việt Nam ngày càng nhiều. Với nhà sản xuất, đây sẽ là cơ hội để lựa chọn nhiều thương hiệu nhất

đưa hàng hoá của mình đến tay người tiêu dùng. Họ sẽđược lựa chọn kênh phân phối

nào, thương hiệu nào là phù hợp nhất với hàng hóa của mình, bán hàng theo kênh của

nhà phân phối nào sẽ có lợi nhất. Khi nhà phân phối nước ngoài vào Việt Nam, chẳng

hạn như Wal-mart, họ sẽ kéo theo hàng trăm nghìn nhà sản xuất của họ mang hàng

vào, vì vậy chúng ta không chỉ mất hệ thống phân phối mà các nhà sản xuất trong

nước cũng gặp nhiều khó khăn. Các sản phẩm nước ngoài với ưu thế về mẫu mã,

chủng loại, nhãn hiệu và chất lượng sẽ cạnh tranh trực tiếp với sản phẩm của nhà sản

xuất trong nước. Người tiêu dùng Việt Nam hiện nay, đặc biệt là người tiêu dùng ở

các đô thị, đang ngày càng quan tâm đến hàng hoá có thương hiệu nổi tiếng, có xuất

xứ rõ ràng, có chất lượng đảm bảo. Vì thế, việc hàng hóa nước ngoài ngày càng hấp

dẫn được nhiều khách hàng hơn là điều khó tránh khỏi.

Bên cạnh đó, như đã nói ở trên, với nhóm sản phẩm cạnh tranh mà không

chênh nhau đáng kể về chất lượng thì yếu tố dễ mua là lựa chọn đầu tiên của người tiêu dùng. Nhóm hàng thiết yếu thì mức độquan tâm đến yếu tố phân phối càng cao.

Tuy nhiên, để đưa được sản phẩm vào các TTTM hay các siêu thị của nước ngoài,

các nhà sản xuất phải tuân thủ chặt chẽ các quy định liên quan đến mẫu mã, chất

lượng. Điều này có thểgây khó khăn cho các nhà sản xuất trong nước do nguồn vốn

ít ỏi , công nghệ sản xuất còn yếu kém, nên chưa đáp ứng được chất lượng phù hợp. Nhà sản xuất phải cậy cục đủ bềđể đưa được hàng hóa vào siêu thị hoặc phải chịu nhiều rủi ro để lập nên mạng lưới tiêu thụ của riêng mình.

Không những thế, trong tương lai, ai nắm được hệ thống phân phối, người đó

sẽ nắm được sản xuất. Việc các tập đoàn bán lẻnước ngoài ngày càng chiếm lĩnh thị trường phân phối Việt Nam sẽlàm thay đổi bộ mặt của ngành sản xuất trong nước.

Một phần của tài liệu Đề tài các yếu tố cấu thành của thương hiệu doanh nghiệp bán lẻ việt nam – thực trạng và giải pháp (Trang 48 - 50)