Các văn bản pháp luật liên quan đến xã hội hóa giáo dục đại học

Một phần của tài liệu Đề tài xã hội hóa giáo dục đại học kinh nghiệm quốc tế và bài học đối với trường đại học nội vụ hà nội (Trang 32 - 35)

7. Nội dung nghiên cứu của đề tài

1.3.2. Các văn bản pháp luật liên quan đến xã hội hóa giáo dục đại học

a. Các văn bảnhướng dẫn thi hành

(1) Nghị quyết 90/NQ-CP ngày 21/8/1997 của Chính Phủ gồm các nội dung: Xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá là vận động và tổ chức sự tham gia rộng rãi của nhân dân, của toàn xã hội vào sự phát triển các sự nghiệp đó nhằm từng bước nâng cao mức hưởng thụ về giáo dục, y tế, văn hoá và sự phát triển về thể chất và tinh thần của nhân dân.

Xã hội hoá là xây dựng cộng đồng trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân đối với việc tạo lập và cải thiện môi trường kinh tế, xã hội lành mạnh và thuận lợi cho các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá. ở mỗi địa phương, đây là cộng đồng trách

nhiệm của Đảng bộ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, các cơ quan nhà nước, các đoàn thể quần chúng, các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp đóng tại địa phương và của từng người dân.

Xã hội hoá là mở rộng các nguồn đầu tư, khai thác các tiềm năng về nhân lực,

vật lực và tài lực trong xã hội. Phát huy và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của nhân dân, tạo điều kiện cho các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá phát triển nhanh

27

hơn, có chất lượng cao hơn là chính sách lâu dài, là phương châm thực hiện chính

sách xã hội của Đảng và Nhà nước, không phải là biện pháp tạm thời, chỉ có ý nghĩa tình thế trước mắt do Nhà nước thiếu kinh phí cho các hoạt động này. Khi nhân dân ta có mức thu nhập cao, ngân sách nhà nước dồi dào vẫn phải thực hiện xã hội hoá, bởi vì giáo dục, y tế, văn hoá là sự nghiệp lâu dài của nhân dân, sẽ phát triển không ngừng với nguồn lực to lớn của toàn dân.

(2). Nghị định 73/2012/NĐ-CP ban hành ngày 26/09/2012 quy định điều kiện vốn đầu tư của nước ngoài vào GDĐH: “Dự án đầu tư thành lập cơ sở GDĐHphải có suất đầu tư ít nhất là 150 triệu đồng/sinh viên (không bao gồm các chi phí sử dụng đất). Tổng số vốn đầu tư ít nhất được tính toán căn cứ thời điểm có dự kiến quy mô đào tạo cao nhất, nhưng không thấp hơn 300 tỷ đồng”.

(3). Nghị định 74/2013/NĐ-CP ban hành ngày 15/7/2013 sửa đổi, bổ sung một số quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học

2010 - 2011 đến năm học 2014 - 2015: “Nhà nước cấp trực tiếp tiền hỗ trợ miễn giảm học phí cho các đối tượng thuộc diện được miễn, giảm học phí theo học tại các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học ngoài công lập (theo mức học phí của các trường công lập trong vùng đối với giáo

dục phổ thông; theo mức học phí quy định tại Nghị định số 49/2010/NĐ-CP tương ứng với các nhóm ngành, nghề đối với giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học)”.

(4). Nghị định 141/2013/NĐ-CP ngày 24/10/2013 quy định chi tiết về tài sản, giá trị tài sản của cơ sở giáo dục đại học tư thục và quy định rõ điều kiện cũng như các chính sách ưu tiên cho cơ sở giáo dục đại học tư thục và cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận.

b. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ

(1). Quyết định số 122/2006/QĐ - TTg ngày 29/5/2006 về chuyển loại hình trường đại học dân lập sang trường ĐH tư thục: Việc chuyển trường ĐH dân lập sang loại hình trường ĐH tư thục phải đảm bảo chặt chẽ về mặt pháp lý, rõ ràng, minh bạch và đúng quy địnhvề mặt tài sản, vốn; đảm bảo quyền lợi chính đáng của những người đã có đóng góp thực sự trong quá trình hình thành và phát triển trường, quyền lợi của người lao động và quyền lợi của người học, phù hợp với Điều lệ và quy chế tổ chức và hoạt động của trường ĐHtư thục và pháp luật hiện hành.

28

(2). Quyết định số 61/2009/QĐ - TTg ngày 17/4/2009 ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của trường đại học tư thục. Theo đó, trường ĐHtư thục là đơn vị có tư cách pháp nhân, con dấu riêng và có địa vị pháp lý, chức năng, nhiệm vụ, nghĩa vụ và quyền lợi như các trường ĐH công lập trong hệ thống giáo dục quốc dân. Quyết định đã quy định rõ về tổ chức và nhân sự, giảng viên, cán bộ, nhân viên và người học; hoạt động đào tạo, khoa học, công nghệ, hợp tác quốc tế và chế độtài chính, tài sản của trường tư thục.

(3). Quyết định 63/2011/QĐ-TTg ngày 10/11/2011 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tổ chức và hoạt động của trường đại học tư thục ban hành kèm theo Quyết định số 61/2009/QĐ-TTg ngày 17 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ có nêu rõ sở hữu chung về tài sản, quản lý của Nhà nước, nhiệm vụ, quyền hạn,… của trường đại học tư thục. Theo quyết định này, không hạn chế số lượng trường mà mỗi thành viên được tham gia góp vốn điều lệ (Quyết định

61/2009/QĐ - TTg quy định mỗi thành viên chỉ được tham gia góp vốn điều lệ ở không quá 2 trường đại học, cao đẳng tư thục). Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường đại học tư thục phải là người có đủ tiêu chuẩn theo quy định của Luật giáo dục và Điều lệ trường đại học; không là viên chức, công chức trong biên chế nhà nước; Thẩm quyền quyết định công nhận hiệu trưởng, chủ tịch hội đồng quản trị trường đại học tư thục thuộc chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi trường đặt trụ sở.

(4). Quyết định số 37/2013/QĐ-TTg ngày 26/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh Quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2006 - 2020 đưa ra giải pháp: “Xây dựng, ban hành các chính sách hỗ trợ cụ thể nhằm đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, phát triển các trường đại học tư thục, trường đại học có vốn đầu tư nước ngoài”; “Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương liên quan nghiên cứu chính sách, cơ chế ưu tiên cân đối, bố trí nguồn vốn đầu tư phát triển hàng năm của ngân sách nhà nước trung ương và địa phương; vận động nguồn vốn vay ưu đãi, vốn hỗ trợ tín dụng phát triển chính thức (ODA), thu hút vốn đầu tư nước ngoài, huy động các nguồn

tài trợ trong và ngoài nước đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục đại học và rà soát, điều chỉnh quy hoạch mạng lưới các trường”.

c. Quyết định của Bộ trưởng và thông tư của các Bộ

29

trình độ TCCN, cao đẳng, đại học quy định về liên kết đào tạo trình độ TCCN, CĐ,

ĐH, bao gồm: Mục đích của hoạt động liên kết đào tạo được quy định tại Điều 4 nhằm: thực hiện chủ trương đào tạo theo nhu cầu của xã hội; huy động tiềm năng của các trường nhằm đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ cho địa phương và tạo cơ hội học tập cho nhiều người trên cơ sở bảo đảm chất lượng, hiệu quả giáo dục, góp phần thực hiện mục tiêu công bằng và XHH GDĐH.

(2). Thông tư liên tịch số 23/2001/TTLT - BTC - BLĐTBXH ngày 06/4/2001 hướng dẫn thực hiện chính sách miễn, giảm học phí đối với sinh viên, sinh viên

thuộc diện chính sách đang theo học tại cơ sở giáo dục và đào tạo ngoài công lập. Theo đó, chế độ miễn, giảm học phí được áp dụng với Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, con của liệt sĩ, con của thương binh, con của người hưởng chính sách như thương binh, con của bệnh binh đang theo học tại các trường ngoài công lập

(3). Thông tư số 20/2010/TT-BGDĐT của Bộ giáo dục và đào tạo ngày 16 tháng 7 năm 2010 quy định nội dung, trình tự, thủ tục chuyển đổi loại hình trường đại học dân lập sang loại hình trường đại học tư thục. Thông tư này áp dụng đối với các trường đại học dân lập quy định tại Điều 1 của Quyết định số 122/2006/QĐ -

TTg ngày 29/5/2006 về việc chuyển đổi loại hình trường đại học dân lập sang loại hình trường đại học tư thục.

Một phần của tài liệu Đề tài xã hội hóa giáo dục đại học kinh nghiệm quốc tế và bài học đối với trường đại học nội vụ hà nội (Trang 32 - 35)