7. Nội dung nghiên cứu của đề tài
3.2.1. Phương hướng đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục đại học đối với Trường Đạ
Đại học Nội vụ Hà Nội
3.2.1. Phương hướng đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục đại học đối với Trường Đại học Nội vụ Hà Nội học Nội vụ Hà Nội
a. Định hướng của Nhà nước
Mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2011-2020 đã được xác định tại Đại hội Đảng lần thứ XI đó là phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, chính trị - xã hội ổn định; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt; độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được tiếp tục nâng lên. Một trong những nhiệm vụ chủ yếu đối với giáo dục đó là phát triển nhanh nguồn lực chất lượng cao; đổi mới căn bản và toàn diện GD&ĐT theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, XHH, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế đến năm 2020.
77
2020, nền giáo dục nước ta được đổi mới căn bản và toàn diện theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế; chất lượng giáo dục được nâng cao toàn diện; đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xây dựng nền kinh tế tri thức; đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục và cơhội học tập suốt đời cho mỗi người dân, từng bước hình thành xã hội học tập.
Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam ngày 4/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đã xác định mục tiêu đó là phải xây dựng nền giáo dục mở, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt; có cơ cấu và phương thức giáo dục hợp lý, gắn với xây dựng xã hội học tập; bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng; chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế hệ thống giáo dục và đào tạo.
- Đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ sở GD&ĐT và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản thân người học; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học.
- Đổi mới quản lý GD, bảo đảm dân chủ hóa trong GD. Thực hiện cơ chế người học tham gia đánh giá người dạy, giáo viên và giảng viên tham gia đánh giá CBQL, CBQL cấp dưới tham gia đánh giá CBQL cấp trên, cơ sở giáo dục tham gia đánh giá cơ quan quản lý nhà nước về GD.
- Khuyến khích XHH để đầu tư xây dựng và phát triển các trường chất lượng cao ở tất cả các cấp học và trình độ đào tạo. Có chính sách khuyến khích cạnh tranh lành mạnh trong GD&ĐT trên cơ sở bảo đảm quyền lợi của người học, người sử dụng lao động và cơ sở giáo dục, đào tạo.
- Có cơ chế để tổ chức, cá nhân người sử dụng lao động tham gia xây dựng, điều chỉnh, thực hiện chương trình đào tạo và đánh giá năng lực người học; khuyến
78
khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia hoạtđộng đào tạo, nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học và công nghệ ở Việt Nam; Tăng cường giao lưu văn hóa và học thuật quốc tế.
- Khuyến khích hình thành các quỹ học bổng, khuyến học, khuyến tài, giúp HS nghèo học giỏi; Tôn vinh, khen thưởng xứng đáng các cánhân, tập thể có thành tích xuất sắc và đóng góp nổi bật cho sự nghiệp GD&ĐT.
- Thực hiện tốt bình đẳng về cơ hội học tập và các chính sách xã hội trong GD; tạo điều kiện cho mọi thành viên trong xã hội được học tập liên tục, học tập suốt đời góp phần từng bước xây dựng xã hội học tập.
b. Mục tiêuxã hội hoá giáo dục đại học của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
Xây dựng mô hình đại học công lập tự chủ và tự chịu trách nhiệm với hệ thống tổ chức, quản lý hiệu quả cao, năng lực tài chính mạnh, đảm bảo các điều kiện để thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học và tư vấn, tạo các tiền đề cần thiết cho một trường đại học định hướng ứng dụng, tiến tới các chuẩn mực khu vực và quốc tế.
Các nhiệm vụ cụ thể của Đề án dự kiến thực hiện đến năm 2021-2025 bao gồm:
- Đào tạo có chất lượng cao theo hướng hội nhập quốc tế, thực hiện quản lý hành chính trường đại học theo các tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, đảm bảo năng lực quản trị, lãnh đạo và quản lý hiệu quả để thực hiện cơ chế tự chủ của Trường.
- Nghiên cứu và áp dụng những giải pháp chiến lược nhằm phát triển đào tạo, thúc đẩy nghiên cứu khoa học, tư vấn và các dịch vụ khác để sử dụng tối ưu
kinh phí đầu tư của Nhà nước, đồng thời huy động tối đa các nguồn lực của xã hội, đảm bảo năng lực tài chính vững mạnh của Trường, tăng cường cơ sở vật chất vì sự phát triển của Trường.
- Trên cơ sở năng lực tài chính vững mạnh và phát triển đồng bộ cơ sở vật chất, triển khai đồng bộ các biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học theo hướng hội nhập quốc tế.