Kinh nghiệm xã hội hoá giáo dục tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nộ

Một phần của tài liệu Đề tài xã hội hóa giáo dục đại học kinh nghiệm quốc tế và bài học đối với trường đại học nội vụ hà nội (Trang 59 - 62)

7. Nội dung nghiên cứu của đề tài

2.4.1. Kinh nghiệm xã hội hoá giáo dục tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nộ

a. Giới thiệuvề Đại học Bách khoa Hà Nội

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội (tên tiếng Anh Hanoi university of

science and technology - viết tắt HUST) được thành lập theo Nghị định số 147/NĐ

ngày 6-3-1956 do Bộ trưởng Bộ Giáo dục Nguyễn Văn Huyên ký. Đây là trường đại học kỹ thuật đầu tiên của nước ta có nhiệm vụ đào tạo kỹ sư công nghiệp cho công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam; là

54

trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học và công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực; kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo với nghiên cứu khoa học nhằm tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và bồi dưỡng nhân tài khoa học, công nghệ; định hướng pháttriển thành đại học nghiên cứu ngang tầm với các đại học có uy tín trong khu vực và trên thế giới.Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã duy trì vai trò của trường đại học công

nghệ hàng đầu trong nước, bước đầu thử thách và đột phá, trong đó một số ngành đãtừng bước khẳng định trình độ khu vực và uy tín quốc tế. Tốc độphát triển cả về quy mô và chất lượng đã đạt được trong thời gian qua gắn với hệ thống các giải pháp đổi mới về tổ chức và quản lý trong các hoạt động NCKH đang được triển khai tại Trường Đạihọc Bách khoa HàNội.

Hiện nay Trường Đại học Bách khoa Hà nội có gần 2300 cán bộ, trong đó có 1390 cán bộ giảng dạy, hơn 250 Giáo sư và Phó Giáo sư, gần 630 tiến sĩ và tiến sĩ khoa học, hơn 300 cán bộ trẻ đang nghiên cứu và học tập ở cácnước phát triển.

Tổng số sinh viên theo năm học là hơn 40.000 người tham gia học tập trong 12 Chương trình hệ CĐ, 48 Chương trình cử nhân, 50 Chương trình kỹ sư, 58 Chương trình thạc sĩ và 58 Chương trình tiến sĩ. Bên cạnh đó, Trườngphối hợp với các trường tiên tiến củaPháp, Nhật, Mỹ, Đức … đào tào các lớp kỹ sư tài năng, kỹ sư chất lượng cao, hệ đào tạo quốc tế bằng ngoại ngữ và chương trình đào tạo tiên tiến.

b. Xã hội hoá về quản trị đại học

Theo hướng đổi mới và thí điểm cơ chế tự chủ, Trường đã và đang chuẩn bị hoàn thành cải cách cơ cấu tổ chức, chương trình đào tạo, hoạt động KHCN nhằm xây dựng trường ĐH Bách khoa Hà Nội thành trường đại học đa ngành, đa lĩnh vực theo mô hình hội nhập quốc tế về chất lượng và vị thế. Nhà trường đã xúc tiến đổi mới trong hoạt động chuyển giao công nghệ. Nhà trường thành lập hệ thống doanh nghiệp và chỉ đạo hoạt động củahệ thống này thông qua Ban quản lý Công sản. Hệ thống gồm Công ty BKHoldings quản lý vốn và các công ty thành viên (6 công ty

con, 1 công ty CP liên kết và 1 trường cao đẳng nghề). Hệ thống công ty này gắn kết chặt chẽvới hoạt động KHCN của Trường để ươm tạo, tiếp thị và chuyển giao hiệuquả các sản phẩm nghiên cứu của Trường tới doanh nghiệp và xã hội.

55

Trường ĐHBK Hà Nội hiện có đội ngũ, viên chức trình độ chuyên môn cao, có bề dày kinh nghiệm, tâm huyết trong hoạt động đào tạo nghiệp vụ và quản lý,

NCKH và chuyển giao công nghệ. Tính đến tháng 06/2019, đội ngũ cán bộ của Trường có 1.778 cán bộ, giảng viên. Phần lớn giảng viên của Trường được đào tạo từ các trường đại học danh tiếng trên thế giới (Hoa Kỳ, Pháp, Úc, Nhật Bản…), trong đó hơn 60% giảng viên có trình độ tiến sĩ trở lên (đạt tỷ lệ cao nhất trong các cơ sở đào tạo tại Việt Nam).Giáo sư: 21; Phó Giáo sư: 222; Tiến sĩ: 775.

d. Xã hội hoá hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội được xem là trường đi đầu trong việc thương mại hóa kết quả nghiên cứu, sáng chế. Trường đã ký kết nhiều hợp đồng chuyển giao công nghệ với nhiều tập đoàn, công ty lớn trong nước cũng như thế giới như Tập đoàn SUN MicroSystems, Công ty cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đông. Trong giai đoạn 2010 - 2015, doanh số trong chuyển giao công nghệ và sản xuất kinh doanh của trường đạt gần450 tỷ đồng.

Với nhiều sáng chế, công nghệ mới được các đơn vị sử dụng đáng giá cao

như thiết bị xay xát lúa gạo; thiết bị xử lý rác thải; hệ thống lọc nước biển cho hải đảo; thiết bị tự động hóa khai thác dầu khí;….Trường Đại học Bách khoa TPHCM

cũng là một trong số ít các trường thành công trong việc thương mại hóa tài sản trí tuệ. Giá trị các hợp đồng chuyển giao công nghệ mà trường đã ký năm 2007 là khoảng 60 tỷ đồng, năm 2008 gần 70 tỷ đồng, năm 2009 là hơn 63 tỷ đồng, năm 2010 là 67 tỷ đồng. Riêng năm 2012, trường có 113 đề tài khoa học các cấp được duyệt với tổng kinh phí hơn 10 tỷ đồng, thực hiện nhiều hợp đồng chuyển giao công nghệ với tổng doanh thutrên 90 tỷ đồng.

Đặc thù của hoạt động nghiên cứu khoa học là việc ươm tạo ý tưởng và phát

triển sáng tạo. Ngoài năng lực nghiên cứu của nhà khoa học, để đẩy mạnh phát triển nghiên cứu cần có môi trường làm việc tốt, tập trung trí lực vào công việc. Với một trường kỹ thuật như Đại học Bách Khoa Hà Nội, đầu tư trang thiết bị

mang tính cập nhật công nghệ đòi hỏi nguồn tài chính lớntrong khi nguồn thu còn quá hạn hẹp nếu so sánh với các trường đại học tiên tiến trong khu vực. Cơ chế quản lý tài chính và tài sản công hiện chưa cho phép Trường chủ động trong việc hỗ trợ, đầu tư đủ lực mang tính đột phá cho công nghệ mũi nhọn. Khi nguồn tài chính chưa đủ mạnh sẽ không đủ tiếp sức để đẩy nhanh tốc độ về đích cho hoạt động nghiên cứu. Vì vậy cơ sở vật chấtphục vụ nghiên cứu, nguồn tài chính đầu tư

56

nhân lực và vật lực hiện vẫn còn là hạn chế chung dù Nhà nước đã nỗ lực hỗ trợ

ngân sách thông qua các dự ánnâng cao năng lực và cơ sở vật chất.

Kinh phí thường xuyên cho các nhiệm vụ KH&CN hạn chế, khó triển khai

đầu tư đột phá, khả năng đấu thầu các đề tài bên ngoài chưa mạnh (đặc biệt là các đề tài thuộc Quỹ NAFOSTED). Đầu tư tập trung, ưu tiên chưa rõ ràng và đồng bộ. Hiệu quả khai thác các trang thiết bị chưa cao; đầu tư chưa gắn liền với các điều kiện đảm bảo chất lượng khác.

Một phần của tài liệu Đề tài xã hội hóa giáo dục đại học kinh nghiệm quốc tế và bài học đối với trường đại học nội vụ hà nội (Trang 59 - 62)