Xã hội hoá hoạt động khoa học, công nghệ

Một phần của tài liệu Đề tài xã hội hóa giáo dục đại học kinh nghiệm quốc tế và bài học đối với trường đại học nội vụ hà nội (Trang 36 - 37)

7. Nội dung nghiên cứu của đề tài

1.4.2. Xã hội hoá hoạt động khoa học, công nghệ

Hiện nay, việc thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu đang là trọng tâm của các chính sách kinh tế tại nhiều quốc gia trên thế giới. Một ví dụ điển hình, năm 1980, để thúc đẩy chuyển giao kết quả nghiên cứu từ trường đại học

vào DN, Chính phủ Hoa Kỳ đã ban hành Đạo luật Bayh-Dole. Từ khi đạo luật này ra đời, các trường đại học của Hoa Kỳ đã đẩy mạnh việc hình thành các tổ chức dịch vụ chuyển giao công nghệ nhằm thương mại hóa các kết quả nghiên cứucủa mình. Hiện tại đã có hơn 200 trường đại học của Hoa Kỳ hình thành các tổ chức dịch vụ chuyển giao công nghệ (TLO - văn phòng chuyển giao công nghệ) ngay trong trường đại học. Có rất nhiều TLO trong trường đại học liên kết với các vườn ươm hoặc các công viên nghiên cứu để triển khai hoạt động của TLO. Các vườn ươm hoặc các công viên nghiên cứu cho phép thử nghiệm mô hình ứng dụng những công nghệ mới được nghiên cứu từ trường đại học. Ngoài ra, TLO còn làm nhiệm vụ quan trọng là liên kết với địa phương, vùng, trong nước và quốc tế nhằm hỗ trợ các công ty công nghệ mới thành lập vì thông thường các công ty này gặp nhiều khó khăn trong giai đoạn đầu khởinghiệp.

- Thiết lập các trung tâm đối tác trường đại học - DN và các trung tâm

31

- Thiết lập các văn phòng/trung tâm chuyển giao công nghệ ngay trong

trường đại học. Không chỉ ở các nước phát triển như Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Mỹ,… mà một sốnước Châu Á cũng tích cực thúc đẩy hoạt động thương mại hóa KQNC từtrường đại học vào DN. Đầu năm 2000, Chính phủ Hàn Quốc đã ban hànhLuật thúc đẩy chuyển giao công nghệnhằm đẩy mạnh việc thương mại hóa công nghệ. Mặtkhác, thông qua các biện pháp, chính sách miễn, giảm thuế, hỗ trợ tài chính, Chính phủ Hàn Quốc đã hỗ trợ thành lập các tổ chức dịch vụ chuyển giao công nghệ như Trung tâm Chuyển giao Công nghệ Quốc gia, các văn phòng chuyển

giao công nghệ TLO trong các tổ chức nghiên cứu và triển khai công lập. Ngoài

ra, để thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu, Chính phủ Malaysia cũng đã xây dựng Chương trình hỗ trợ thương mại hóa các kết quả nghiên cứu. Đây là chươngtrình tài trợ một phần kinh phí nhằm thúc đẩy thương mại hóa các kết quả nghiên cứu trong nước. Cùng với đó, chính phủ Trung Quốc cũng đưa ra các

chính sách thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu, dành một khoản ngân sách đáng kể để khuyến khích và hỗ trợ các trường đại học hay các viện nghiên cứu tiếnhành thương mại hóa các kết quả nghiên cứucủa mình và đăng ký bảo hộ tài sản trí tuệcho các sáng chế.

Luật thúc đẩy chuyển giao công nghệ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa các trường đại học với các công ty, nhà máy; khuyến khích các công ty tham gia nghiên cứu chung, phối hợp nâng cao chất lượng đào tạo kỹ sư đúng với chuyên ngành sử dụng. Theo đó, các trường đại học một mặt có thể nhận kinh phí hoặc tài trợ từ ngành công nghiệp có nhu cầu nghiên cứu công nghệ hoặc đào tạo nhân tài; mặt khác, tạo được môi trường thực tập tốt cho sinh viên, tiếp nhận những tri thức mới từ những phát hiện trong

thực tế làm cho quá trình đào tạo và nghiên cứu phong phú, thiết thực hơn.

Một phần của tài liệu Đề tài xã hội hóa giáo dục đại học kinh nghiệm quốc tế và bài học đối với trường đại học nội vụ hà nội (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)