7. Nội dung nghiên cứu của đề tài
1.4.5. Xã hội hoá dịch vụ công khác
Nhiều hình thức hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục đại học (GDĐH) ở Việt Nam đang làm thay đổi mạnh mẽ bức tranh về đào tạo bậc cao. Với những ưu, nhược điểm khác nhau, tất cả các hình thức này đã góp phần làm cho quá trình hội nhập quốc tế của giáo dục Việt Nam trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Đồng thời, nó cũng bộc lộ nhiều bất cập, thách thức đòi hỏi phải được nhìn nhận chính xác và đầy đủ.
Xét về nguồn kinh phí đầu tư, có hai mô hình chính: (1) Các dự án của Chính phủ liên kết với nước ngoài như ĐH Việt Đức (VGU), Việt Pháp (USSH), Việt Nhật (JVU)…; (2) Các hình thức dựa vào nguồn tài chính tư nhân, bao gồm (2.1) các trường ĐH do nước ngoài sở hữu, đặt trụ sở và hoạt động tại Việt Nam như trường hợp RMIT Vietnam, hay British University Vietnam (BUV), (2.2) trường ĐH của Việt Nam có sự tham gia của phía nước ngoài về nguồn vốn hoặc nhân sự, như Fulbright University Vietnam (FUV) hay American University
Vietnam (AUV), (2.3) Các chương trình đào tạo liên kết với đối tác quốc tế dưới nhiều hình thức: bằng đôi, bằng ngoại, 2+2, 3+1… và diễn ra ở cả trường công lẫn trường tư.
34
Trong hệ thống đào tạo song hành truyền thống, các công ty, doanh nghiệp tự nguyện tham gia đào tạo nghề, không chỉ trong đào tạo lần đầu mà còn cả trong đào tạo lại.
Đối với hệ thống giáo dục bậc cao, xác định lại vai trò của các trường đại học và cao đẳng theo hướng tăng cường gắn kết chức năng giáo dục và chức năng nghiên cứu. Trên cơ sở đó thực hiện đa dạng hóa cơ hội học tập và linh hoạt hóa các hình thức học tập; xúc tiến hợp tác nghiên cứu giữa các trường đại học với các cơ sở sản xuất, kinh doanh; hình thành các chương trình đào tạo do trường đại học và các doanh nghiệp cùng xây dựng, đào tạo lại những người lao động, công nhận môi trường học tập và nghiên cứu bên ngoài nhà trường; tổ chức các nhóm sinh viên tình nguyện tại địa phương để sinh viên sớm có định hướng nghề nghiệp.