7. Nội dung nghiên cứu của đề tài
3.3.1. Với cơ quan quản lý giáo dục đại học
Thứ nhất, tiến hành rà soát lại toàn bộ hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về xã hội hóa nói chung, xã hội hóa giáo dục đại học nói riêng nhằm phát hiện những nội dung không còn phù hợp cần chỉnh sửa, bổ sung, đặc biệt làm rõ bản chất của xã hội hóa giáo dục đại học tránh cho các tổ chức, cơ sở đào tạo cũng như người sử dụng dịch vụ hiểu nhầm.
Thứ hai,cần minh bạch hai loại hình trường đại học: vì lợi nhuận và không vì lợi nhuận, do một trường đại học không thể nào vừa vì lợi nhuận vừa không vì
89
lợi nhuận. Thay vì hạn chế các trường ngoài công lập hay tránh né mô hình vì lợi nhuận, nên thẳng thắn thừa nhận sự tồn tại có thật của nó và đưa ra những chính sách giúp nó phát triển một cách đúng đắn. Không nên khích lệ việc tuyên ngôn phi lợi nhuận trong lúc thực tế thì 100% là vì lợi nhuận. Tìm kiếm lợi nhuận trong việc cung cấp dịch vụ giáo dục là một hoạt động chính đáng. Nhà nước cần tận dụng những thế mạnh của trường đại học ngoài công lập vì lợi nhuận, đồng thời bổ khuyết cho những hạn chế của nó bằng loại hình trường ngoài công lập không vì lợi nhuận, ở đó tiếng nói của giới chuyên môn, của các nhà khoa học và hoạt động giáo dục, của những người đại diện và bảo vệ cho lợi ích công của xã hội được coi trọng. Trường ngoài công lập không vì lợi nhuận cần được khẳng định đặc điểm quan trọng nhất của nó là không thuộc về sở hữu tư nhân, mà thuộc về sở hữu cộng đồng, do đó nó không bị chi phối bởi đồng tiền hay quyền lực.
Ban hành các cơ chế, chính sách cụ thể đối với các cơ sở giáo dục, đào tạo đại học, cao đẳng ngoài công lập hoạt động theo cơ chế vì lợi nhuận hoặc cơ chế không vì lợi nhuận, nhất là các cơ chế, chính sách khuyến khích cho vay vốn, tín dụng ưu đãi, miễn, giảm thuế, cho thuê đất đối với mỗi loại hình. Quy định rõ ràng điều kiện thành lập, tiêu chuẩn, định mức chuyên môn và mức độ chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan quản lý. Trên cơ sở đó các cơ sở giáo dục, đào tạo đại học, cao đẳng ngoài công lập có thể lựa chọn, đăng ký hoạt động theo đúng quy định của pháp luật.
Thứ ba,Nhà nước cần xây dựng kế hoạch để chuyển dần các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng công lập có khả năng tự chủ về tài chính sang trường ngoài công lập theo 2 loại hình: vì mục tiêu lợi nhuận và không vì mục tiêu lợi nhuận. Chỉ giữ nguyên các trường công lập đào tạo các ngành then chốt: quân đội, sư phạm, hành chính công, chính sách công, …
Nghiên cứu xây dựng chính sách đầu tư, cơ chế hỗ trợ ban đầu của Nhà nước cho các cơ sở công lập chuyển sang loại hình ngoài công lập. Nhà nước hỗ trợ đầu tư ban đầu và đầu tư khuyến khích của các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng ngoài công lập với các hình thức như: tư nhân góp vốn, liên doanh, vốn đầu tư nước
90
ngoài, đầu tư - chuyển giao… Nhà nước xây dựng nhà cửa, cơ sở hạ tầng cho các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng ngoài công lập thuê dài hạn với giá ưu đãi.
Thứ tư, rà soát lại hệ thống các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập. Quy hoạch phát triển đối với các cơ sở đào tạo phát triển phù hợp với định hướng của đất nước. Từ đó, xây dựng cơ chế cho vay vốn, cho thuê đất, các chính sách miễn giảm thuế đối với các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập khác nhau dựa trên chất lượng đào tạo của mỗi trường.
Thứ năm,hỗ trợ các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập trong việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên cơ hữu bằng các nguồn học bổng, nguồn ngân sách nhà nước theo Đề án 911 và các đề án đã được phê duyệt; trong việc tiếp nhận chuyển giao công nghệ đào tạo, nội dung chương trình đào tạo từ các trường tiên tiến ở trong và ngoài nước; trong cơ hội tiếp cận nguồn vốn nghiên cứu khoa học, các chương trình, đề án hợp tác nghiên cứu với nước ngoài.
Thứ sáu, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nhằm bảo đảm chất lượng đào tạo của các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập. Xây dựng, ban hành hệ thống tiêu chuẩn, điều kiện đảm bảo của các cơ sở giáo dục, đào tạo ngoài công lập như tiêu chuẩn về trình độ, năng lực, phẩm chất của đội ngũ giáo viên, yêu cầu về điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị cũng như các nguồn lực khác ... Cụ thể là thanh tra, kiểm tra số lượng, chất lượng cán bộ quản lý cơ sở giáo dục, nhà giáo, nhân viên; đánh giá tỷ lệ giảng viên/sinh viên, cơ cấu giáo viên theo môn học, số lượng cán bộ, nhà giáo chưa đạt chuẩn, đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ đào tạo, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên.
Kiểm tra việc thực hiện cam hết trong các đề án thành lập trường. Cải cách hệ thống thi cử, kiểm tra, đánh giá, kiểm định để có thể quản lý và bảo đảm chất lượng của mọi loại hình trường lớp.
Thứ bảy, tạo cơ chế và điều kiện cho các cá nhân, tổ chức xã hội được thành lập các tổ chức kiểm định giáo dục độc lập. Thực hiện kiểm định độc lập là
cách để xã hội hóa hoạt động giáo dục đại học, phát huy nguồn lực của xã hội trong việc giám sát hoạt động của các cơ sở giáo dục đại học.
91
Để đảm bảo chất lượng đào tạo của các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập, từng bước thay đổi nhận thức của xã hội về vai trò của các trường ngoài công lập trong hệ thống giáo dục đại học, cao đẳng, các cơ quan quản lý nhà nước cần thực hiện đồng bộ các biện pháp:
Đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra hoạt động liên kết đào tạo, đào tạo theo hình
thức vừa học vừa làm, đào tạo từ xa; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm;
- Chú trọng công tác kiểm định chất lượng các trường đại học, cao đẳng;
- Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục đại học;
- Đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy; thi kiểm tra, đánh giá; thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục;
- Thực hiện tốt các chính sách miễn, giảm học phí, chính sách tín dụng sinh viên và việc cấp bù học phí được miễn, giảm cho các trường;
- Gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học và hoạt động của các doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu xã hội;
- Tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục.
Ban hành Luật tuyển dụng đối với sinh viên tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập. Đối với các cơ quan Nhà nước, tuyển dụng dựa trên năng lực, bằng cấp chỉ là điều kiện, không phân biệt giữa trường đại học , cao đẳng công lập, dân lập hay tại chức.