7. Nội dung nghiên cứu của đề tài
1.5.1. Các yếu tố khách quan
- Nhà nước: Có các chế độ, chính sách khuyến khích và ràng buộc trách nhiệm của các LLXH, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển công tác XHHGD được ban
hành đồng bộ và mang lại lợi ích cho các bên liên quan, như: nhà trường đạt được mục tiêu phát triển nhà trường; gia đình của sinh viên thì con em họ sẽ có kết quả học tập tốt.
- Nhà trường cần nhận được sự ủng hộ của chính quyền các cấp ở địa phương, sự tham gia tích cực toàn bộ vào nội dung và phương thức GD, tham gia vào quá trình quản lý nhà trường của các thành phần xã hội từ bên trong và bên ngoài nhà trường.
- Gia đìnhvà cộng đồng: tự nguyện, có niềm tin và sự tin tưởng khi tham gia
vào các hoạt động của nhà trường; Các bên liên quan nhận thức đầy đủ trách nhiệm xã hội của mình đối với GD nói chung và GDDH nói riêng; có động lực khi tham gia vào GD nhà trường đó là đem lại lợi ích cho chính bản thân và hơn cả là cho toàn xã hội.
- Sinh viên: Có ý thức, trách nhiệm trong học tập, nâng cao kiến thức để trở thành người công dân tốt, làm chủ nhân tương lai của đất nước.
- Mối quan hệ giữa 3 chủ thể: Nhà trường - Gia đình - Xã hội và các bên liên
quan có mối quan hệ chặt chẽ, thường xuyên cung cấp thông tin và phản hồi thông tin đầy đủ để hỗ trợ và phối hợp với nhau cùng thực hiện công tác XHH GDDH
35
nhà trường.
- Tính bền vững của các nguồn tài trợ: Do tính chất không có sẵn trong kế hoạch của nhà trường, nên phát triển tính bền vững của các nguồn tài trợ là một vấn đề cần quan tâm. Đây là một trong mối quan tâm chính cho tấtcảcộng đồng trường học mà phụ thuộc rất nhiều vào sự hỗ trợ của các nhà tài trợ.