Đánh giá chung về xã hội hoá giáo dục của Nhà trường

Một phần của tài liệu Đề tài xã hội hóa giáo dục đại học kinh nghiệm quốc tế và bài học đối với trường đại học nội vụ hà nội (Trang 79 - 82)

7. Nội dung nghiên cứu của đề tài

3.1.2. Đánh giá chung về xã hội hoá giáo dục của Nhà trường

a. Một số kết quảđạt được

Được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Ban Cán sự Đảng, Đảng ủy Bộ Nội vụ, Lãnh đạo Bộ Nội vụ cũng như các Vụ chức năng thuộc Bộ Nội vụ, Trường đã tổ chức triển khai những nhiệm vụ do Lãnh đạo Bộ giao trong chương trình công tác năm và các công việc theo chức năng, nhiệm vụ của đơn vị. Ban Giám hiệu, Đảng ủy Trường luôn quan tâm, đôn đốc, chỉ đạo sát sao, đánh giá tiến độ làm việc của các đơn vị trong quá trình triển khai, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch.

74

Các đơn vị thuộc, trực thuộc Trường đã bám sát Chương trình công tác năm để chủ động triển khai thực hiện. Đối với những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, đã chủ động báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo của Ban Giám hiệu để tháo gỡ.

Toàn thể đội ngũ công chức, viên chức, người lao động Nhà trường có tác

phong làm việc nghiêm túc, tuân thủ kỷ luật, luôn nỗ lực, cố gắng, đoàn kết, nhất trí, hỗ trợ lẫn nhau, khắc phục khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ.

b. Một số hạn chế, vướng mắc

- Cơ chế quản lý của Bộ Nội vụ đối với Trường không khác với các đơn

vị thuộc và trực thuộc Bộ, chưa thực sự thuận lợi cho việc thực hiện quyền tự

chủ, tự chịu trách nhiệm của cơ sở giáo dục đại học.

- Mô hình tổ chức bộ máy chưa thực sự phù hợp với định hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức, bộ máy, biên chế và tài chính.

- Các đơn vị trực thuộc Trường về nguồn thu còn nhiều hạn chế vẫn phụ

thuộc vào ngân sách nhà nước.

- Do cơ sở vật chất của Nhà trường được đầu tư xây dựng nhiều giai

đoạn khác nhau, thiếu tính đồng bộvà đã được đưa vào sử dụng nhiều năm nên

có một số hạng mục công trình đang xuống cấp nghiêm trọng. Mặt khác các trang thiết bị phục vụ công tác giảng dạy cũng đang bị hư hỏng, cũ không đáp ứng kịp thời yêu cầu của thời đại phục vụ trong công tác đào tạo của Nhà

trường, việc đầu tư xây dựng, cải tạo cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị phục vụ giảng dạy của Nhà trường gặp rất nhiều khó khăn đặc biệt công tác đầu tư

xây dựng, cải tạo sửa chữa cần rất nhiều vốn để triển khai thực hiện trong khi đó

nguồn kinh phí chủ yếu của Nhà trường là thu từ nguồn phí đào tạo.

- Nhà nước chưa có văn bản hướng dẫn thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế đối với các

trường công lập đặc biệt là các đơn vị trực thuộc Bộ chủ quản trong việc thực hiện thí điểm tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính.

75

- Một sốchính sách là điều kiện quan trọng để thực hiện quyền tự chủ, tự

chịu trách nhiệm của đơn vị sự nghiệp (như chế độ học phí, lệ phí..) cũng như

nhiều định mức kinh tế kỹ thuật, tiêu chuẩn ngành đã lạc hậu hoặc còn thiếu

(định mức giờ giảng, định mức biên chế theo định mức, theo ngành nghề,…) chưa được ban hành hoặc sửa đổi kịp thờinên hạn chế tính tự chủ tài chính

trong đơn vị sự nghiệp công lập.

- Việc nghiên cứu, xây dựng các văn bản quy định tiêu chí cụ thể để đánh giá mức độ hoàn thành và chất lượng hoạt động sự nghiệp của đơn vị khi

được giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm còn nhiều lúng túng, chưa có hệ

thống đánh giá kết quả hoạt động thích hợp với từng loại hình đơn vị.

- Nhà nước chưa có cơ chế và chính sách chi trả lương cho cán bộ quản lý, giảng viên có trình độ cao khi tuyển dụng về các đơn vị sự nghiệp công lập, thu nhập tăng thêm chưa có cơ sở, tiêu chí để chi trả thu nhập tăng thêm đối với cán bộ làm công tác quản lý, phục vụđào tạo.

- Việc phân loại các trường đại học công lập dựa trên tỷ lệ thu sự nghiệp so với tổng chi hoạt động thường xuyên để xác định mức độ tự chủlà chưa đầy đủ, không hợp lý và thiếu chính xác, không bình đẳng giữa các trường đại học công lập và gây khó khăn trong hoạt động đổi mới nâng cao chất lượng đối với các

trường đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên. Do vậy, việc quy định nội dung, mức độ tự chủ của các trường đại học chủ yếu dựa vào tiêu chí tài chính là tạo ra sự ràng buộc, chưa thực sự tạo điều kiện đểcác trường phát triển.

- Về sử dụng các nguồn kinh phí thực hiện đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản, sửa chữa lớn tài sản theo quy định của Nhà nước, thủ tục phê duyệt ở các cấp theo quy trình thực hiện rất chậm không đáp ứng được yêu cầu thực tế của

đơn vị. Bộ chủ quản chưa giao quyền và phân cấp cho Hiệu trưởng tự chịu trách nhiệm và quyết định dẫn tới đơn vị chưa chủ động trong việc sử dụng các nguồn kinh phí cho công tác đầu tư, mua sắm hiệu quả.

- Việc quy định khung học phí như hiện nay chưa được tính đủ trong chi

76

tranh của các trường đại học công lập. Việc đưa ra quy định về khung học phí áp dụng cho tất cả trường đại học công lập tự đảm bảo một phần kinh phí chi

thường xuyên cũng như trường tự đảm bảo 100% chi thường xuyên như hiện nay thì những trường đại học công lập có uy tín truyền thống cũng sẽ khó cạnh tranh với các trường đại học ngoài công lập. Việc quy định khung học phí có thể cần thiết đối với đa số các trường công lập trong giai đoạn hiện nay, nhưng

việc cần thiết phải thường xuyên điều chỉnh khung học phí này cũng là điều bức thiết. Thực tế tính toán cho thấy chênh lệch thu - chi cho một suất đào tạo là âm, ảnh hưởng lớn và trực tiếp đến việc nâng cao chất lượng đào tạo.

- Toàn bộ các nguồn thu từ đào tạo khi áp dụng mức thu tối đa theo dự

thảo khung học phí của Chính phủ cũng không đủ cân đối cho bộ phận lớn của

chi thường xuyên phục vụ đào tạo là “Lương, bảo hiểm, khen thưởng, phúc lợi”. Khoản chi cho con người chiếm phần lớn chi thường xuyên.

- Khoản chi cơ sở vật chất trực tiếp phục vụ đào tạo (thiết bị giảng dạy, tin học, chương trình, giáo trình, thư viện…) mới chỉ chiếm trung bình 11% là khá thấp, chỉđủ để giữ chất lượng đào tạo không đi xuống so với hiện nay.

Một phần của tài liệu Đề tài xã hội hóa giáo dục đại học kinh nghiệm quốc tế và bài học đối với trường đại học nội vụ hà nội (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)