Bối cảnh xã hội hoá giáo dục đại học trên thế giới

Một phần của tài liệu Đề tài xã hội hóa giáo dục đại học kinh nghiệm quốc tế và bài học đối với trường đại học nội vụ hà nội (Trang 42)

7. Nội dung nghiên cứu của đề tài

2.1.1. Bối cảnh xã hội hoá giáo dục đại học trên thế giới

Thực tiễn phát triển của các nền kinh tế dẫn đầu thế giới hiện nay như Mỹ, Nhật Bản, Đức, Anh, Pháp, hay sự vươn lên đầy mạnh mẽ của một số quốc gia Châu Á trong những thập kỷ gần đây như Hàn Quốc, Trung Quốc và Singapore đều không tách rời thành công của hệ thống giáo dục đại học tiên tiến. Trong xu thế toàn cầu hoá và nền kinh tế tri thức hiện nay, giáo dục đại học và đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao được coi là chìa khoá cho sự thành công và thịnh vượng một cách bền vững của mỗi quốc gia. Sự phát triển của giáo dục đại học thế giới trong thời gian qua cho thấy một số nét đặc trưng sau:

- Giáo dục đại học ngày càng mang tính đại chúng, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng và ngày càng thực tế hơn của người học và của thị trường lao động.

- Cơ chế quản lý giáo dục đại học ngày càng theo hướng tăng quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm đối với các cơ sở giáo dục đại học. Các nước có hệ thống giáo dục đại học tiên tiến nhất cũng là các nước thực hiện cơ chế tự chủ ở mức độ cao nhất.

- Giáo dục đại học ngày càng đa dạng hoá và quốc tế hoá. Xu thế này đã tạo lập sự gia tăng đáng kể hợp tác trong giáo dục đại học, nâng cao quyền lựa chọn địa điểm học tập đối với người học và đã góp phần hình thành thị trường giáo dục đại học toàn cầu một cách rõ nét.

Trong bối cảnh giáo dục đại học thế giới đang trong giai đoạn chuyển biến mạnh mẽ, quốc gia nào chậm trễ trong cải cách hệ thống giáo dục đại học, nhất là chậm đổi mới quan điểm và cơ chế quản lý giáo dục đại học, sẽ đánh mất cơ hội để hội nhập và phát triển.

Một phần của tài liệu Đề tài xã hội hóa giáo dục đại học kinh nghiệm quốc tế và bài học đối với trường đại học nội vụ hà nội (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)