Đối với trường Đại học Nội vụ Hà Nội

Một phần của tài liệu Đề tài xã hội hóa giáo dục đại học kinh nghiệm quốc tế và bài học đối với trường đại học nội vụ hà nội (Trang 97 - 99)

7. Nội dung nghiên cứu của đề tài

3.3.2. Đối với trường Đại học Nội vụ Hà Nội

Việc mở ra những ngành học mới, thành lập những trường mới, các tổ chức giáo dục đại học, cao đẳng ngoài công lập phải nghiên cứu kĩ, thăm dò và dự đoán được những ngành học có khả năng thu hút sinh viên dựa trên nhu cầu của xã hội, của nền kinh tế và xu hướng giáo dục trong nước cũng như của thế giới. Ở mỗi giai đoạn, cần có một chiến lược phát triển giáo dục nhất định, nhưng giai đoạn nào thì cũng bám lấy tiêu chí nhu cầu của xã hội đối với đào tạo. Xã hội đang cần người làm công việc gì thì trường học đào tạo ngành nghề đó. Đáp ứng đúng nhu cầu của thị trường thì trường đó cũng sẽ tạo được thế mạnh cũng như thương hiệu

92

Trong điều kiện hiện nay, nhiều người lao động đến tuổi chưa có việc làm, để góp phần khắc phục tình trạng “thừa thầy thiếu thợ”, cần đẩy mạnh công tác xã hội hóa dạy nghề, bắt đầu từ giáo dục hướng nghiệp trong sinh viên trung học và trong xã hội; mở rộng mô hình trường dạy nghề trong doanh nghiệp hoặc gắn với doanh nghiệp, cơ sở dạy nghè gắn với các khu công nghiệp, khu chế xuất, vùng kinh tế động lực. Đây là mô hình dạy nghề trực tiếp cung cấp nhân lực theo yêu cầu của doanh nghiệp và có tác dụng hướng nghiệp, phân luồng sinh viên sau

trung học cơ sở và trung học phổ thông. Đồng thời chú trọng mô hình đào tạo nghề truyền thống và đào tạo nghề tại cơ sở sản xuất.

Bản thân ngành học của trường khi mở là được xét trên nhu cầu thực tế của xã hội, vì vậy sinh viên tốt nghiệp rất dễ dàng tìm được việc làm. Các trường đại học, cao đẳng dù trường công hay trường tư, cần có một trung tâm luôn tư vấn việc làm và giúp đỡ sinh viên thực tập tại các công ty. Bản thân các trường đại học có sự gắn bó chặt chẽ với các doanh nghiệp, công ty liên quan đến ngành nghề đào tạo. Bên cạnh đó các trường thường xuyên có các hội thảo về việc làm để sinh viên tiếp cận dễ dàng hơn với công việc.

Bên cạnh đó, tăng cường sự gắn kết giữa Nhà trường với nền kinh tế và cộng đồng DN. Khuyến khích đổi mới bằng giải pháp đặt hàng đối với các trường đại học, cao đẳng trong các lĩnh vực mà họ có năng lực đảm nhận theo những nguyên tắc chặt chẽ; cho phép lập các công ty, DN trong Nhà trường.

Nhân tố con người, đặc biệt những cương vị lãnh đạo chủ chốt của giáo dục được đặc biệt coi trọng. Đó là là chọn người có năng lực và tâm huyết, dám thể hiên quan điểm cá nhân, và chấp nhận hi sinh cho sự nghiệp đổi mới. Tuyển dụng cán bộ, giảng viên phải là những người có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh giáo dục, đặc biệt phải có nhiều nghiệm sống, làm việc và học tập ở nước ngoài. Để huy động được nguồn nhân lực có trình độ cao tham gia dịch vụ giáo dục, ngoài đội ngũ giáo viên “toàn thời gian”, cần có nhiều giảng viên đến từ các cơ quan quản lý nhà nước, ngành công vụ và xã hội.

93

Một phần của tài liệu Đề tài xã hội hóa giáo dục đại học kinh nghiệm quốc tế và bài học đối với trường đại học nội vụ hà nội (Trang 97 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)