7. Nội dung nghiên cứu của đề tài
1.5.2. Các yếu tố chủ quan
- Nhà trường cần có kế hoạch cụ thể, hàng năm cho việc huy độnghoạt động tham gia. Kế hoạch phải xác định rõ mục tiêu và nội dung phù hợp với từng nhóm đối tượng tham gia; xác định rõ nhu cầu của người học và xã hội và nguồn lực có sẵn trong cộng đồng.
- Nhà trường cần có môi trường mở và dân chủ để huy động các chủ thể trong xã hội tham gia các hoạt động của nhà trường; có các hệ thống liên lạc giữa nhà trường và gia đình của người họcphù hợp và dễ dàng tiếp cận.
- Chất lượng và năng lực của lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của nhà trường bởi đây là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý hoạt động tham gia XHHGD các trường.
- Lãnh đạo, công chức, viên chức, người lao động của nhà trường có khả năng làm việc cộng tác với gia đình và xã hội, lắng nghe nhu cầu và mong muốn của họ để tìm thấy nền tảng chung cho hợp tác; đồng thời phải tích cực tham gia
công tác XHH GDĐH của nhà trường, đặc biệt phải là những người có khả năng vận động, kêu gọi trong huyđộng và quản lý hoạt động tham gia XHH GDĐH.
- Nhà trường cần xây dựng được hệ thống đánh giá kết quả hoạt động tham
gia XHH GDĐHđể tự đánh giá các hoạt động XHH GDĐHtrong nhà trường nhằm cải thiện hiệu suất tham gia.
Tiểu kết chương 1
Tác giả đã trình bày về cơ sở lý luận và pháp lý về xã hội hoá giáo dục đại học về các nội dung như: Các quan điểm, khái niệm về giáo dục đại học, xã hội hoá, xã hội hoá giáo dục đại học; Phân tích bản chất, vai trò của xã hội hoá giáo dục đại học; Các văn bản pháp lý về giáo dục đại học hiện nay; 05 nội dung cơ bản của xã hội hoá giáo dục đại học; Các yếu tố ảnh hưởng đến xã hội hoá giáo dục đại học. Từ các luận cứ khoa học trên làm tiền đề cho việc phân tích các nội dung của xã hội hoá giáo dục đại họcở chương 2.
36
Chương 2. KINH NGHIỆM XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC ĐẠI HỌCTẠIMỘT SỐ CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM VÀ QUỐC TẾ