Kinh nghiệm nƣớc ngoài

Một phần của tài liệu Giải pháp giảm nghèo bền vững với đồng bào dân tộc chăm huyện an phú tỉnh an giang (Trang 36 - 38)

7. Kết cấu của luận văn

1.4.1. Kinh nghiệm nƣớc ngoài

- Kinh nghiệm từ Trung Quốc

Trung Quốc đã đạt đƣợc thành tựu đầy ấn tƣợng về giảm nghèo và có thể tóm tắt theo ba giai đoạn quan trọng: Giai đoạn thứ nhất đƣợc gọi là cải cách cơ cấu thúc đẩy giảm nghèo (1978-1985); Giai đoạn thứ hai là tạo động lực giảm nghèo theo định hƣớng phát triển quy mô lớn (1986-2003) và Giai đoạn thứ ba là giải quyết những khó khăn chính về giảm nghèo (1994-2000). Sau đây là cách làm và bƣớc đi giảm nghèo trong từng giai đoạn cụ thể: Vào cuối những năm 1970, nguyên nhân nghèo đói của Trung quốc chính là do sự phân tách giữa hệ thống hoạt động nông

30

nghiệp và nhu cầu phát triển lực lƣợng sản xuất; khi hạn chế này đƣợc tháo gỡ bằng việc khuyến khích ngƣời dân tự chủ trong sản xuất kinh doanh, khuyến khích mọi tiềm năng phát triển sản xuất, khuyến khích phát triển doanh nghiệp hƣơng trấn, tăng tỷ lệ đầu tƣ cho nông nghiệp... Với những nỗ lực trên từ năm 1978 đến 1985 sản lƣợng thực tăng 14%, thu nhập bình quân đầu ngƣời nông dân tăng 3,6 lần, ngƣời nghèo đã giảm một nửa, xuống còn 125 triệu, chiếm 14,8% dân số nông thôn. Bƣớc sang năm 1986, nhằm tăng cƣờng nỗ lực giảm nghèo cho 125 triệu dân nông thôn, nhất là cho 4,4% dân số nông thôn (khoảng 40 triệu ngƣời) có thu nhập dƣới 50 nhân dân tệ (NDT), Chính phủ Trung Quốc đã lập ra các cơ quan giảm nghèo đặc biệt từ cấp trung ƣơng tới tỉnh, huyện, xã hoạt động theo cơ chế chuyên trách, sắp xếp quỹ đặc biệt cho giảm nghèo, thiết kế chính sách ƣu tiên giảm nghèo theo định hƣớng phát triển. Kể từ đó, chƣơng trình giảm nghèo theo định hƣớng phát triển trên quy mô toàn quốc đƣợc thực hiện có kế hoạch , có tổ chức, có nguồn lực. Với những nỗ lực không mệt mỏi, Trung quốc đã giảm số ngƣời nghèo xuống còn 80 triệu (khoảng 8,7% dân số khu vực nông thôn) Từ năm 1994 – 2000, Trung Quốc tập trung vào cải cách nông thôn và giảm nghèo theo định hƣớng phát triển, hƣớng ƣu tiên vào ngƣời nghèo ở những vùng có đặc thù về địa lý nhƣ khu vực miền núi Đại Sự ở tây nam; cao nguyên Hoàng Thổ ở tây bắc; dãy núi Tần Sơn, Ba Sơn và khu vực băng giá Tây Tạng.

- Kinh nghiệm từ Hàn Quốc

Sự thành công của Hàn Quốc về phát triển nông thôn và giảm nghèo do nhiều nguyên nhân, nhƣng quan trọng thứ nhất là việc hỗ trợ tài chính cho các vùng nông thôn nghèo để phát triển cơ sở hạ tầng và thúc đẩy sinh kế cho nông dân, nhất là ngƣời nghèo, theo cơ chế khuyến khích và có điều kiện. Sự khuyến khích đó thể hiện ở việc vùng nông thôn nào thực hiện tốt, có hiệu quả, năm sau sẽ đƣợc tăng nguồn vốn hỗ trợ so với năm trƣớc, ngƣợc lại nơi nào thực hiện kém hiệu quả, năm sau sẽ giảm vốn hỗ trợ. Điều kiện thực hiện là phải có kế hoạch hàng năm và 5 năm phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội ở địa phƣơng. Thứ hai, là việc nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ cấp cơ sở. Hầu hết số cán bộ cơ sở đều đƣợc đào tạo cơ

31

bản về kiến thức quản lý kinh tế, hành chính, kỹ năng xây dựng, thực hiện và quản lý các chƣơng trình, dự án, chính vì vậy họ có đủ khả năng hấp thụ nguồn tài chính hỗ trợ của Nhà nƣớc một cách có hiệu quả. Thứ ba, là tăng tỷ lệ vốn đầu tƣ cho phát triển nông nghiệp nông thôn trong tổng chi tiêu công của Chính phủ để thúc đẩy việc phát triển sinh kế cho ngƣời dân và nâng cao hiệu quả đầu tƣ cho nông nghiệp. Thứ tƣ, là trao quyền tự chủ cho cơ sở và ngƣời dân, làm gì, làm nhƣ thế nào do ngƣời dân và chính quyền cấp cơ sở tự quyết định. Nhà nƣớc và các cấp chính quyền cấp trên cơ sở chỉ đóng vai trò định hƣớng hoạt động phát triển nông thôn và giảm nghèo, không can thiệp cụ thể vào công việc của chính quyền cơ sở và ngƣời dân. Nhờ những nỗ lực đó, chỉ sau 30 năm nông thôn Hàn Quốc đã có sự phát triển vƣợt bậc, kinh tế Hàn Quốc đƣợc xếp vào nhóm nƣớc phát triển. Sự thành công về phát triển kinh tế nông thôn của quốc gia nhờ sự thay đổi thể chế kinh tế sớm này là bài học kinh nghiệm tốt cho nƣớc ta tham khảo.

Một phần của tài liệu Giải pháp giảm nghèo bền vững với đồng bào dân tộc chăm huyện an phú tỉnh an giang (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)