Thực trạng về xây dựng chƣơng trình, lập quy hoạch, kế hoạch giảm

Một phần của tài liệu Giải pháp giảm nghèo bền vững với đồng bào dân tộc chăm huyện an phú tỉnh an giang (Trang 60 - 62)

7. Kết cấu của luận văn

2.3. Thực trạng về xây dựng chƣơng trình, lập quy hoạch, kế hoạch giảm

nghèo bền vững

Để thực hiện công tác giảm nghèo bền vững, huyện ủy huyện An Phú đã tập trung thực hiện chƣơng trình trọng điểm về “Giảm nghèo bền vững” của huyện giai đoạn 2016 – 2020 với mục tiêu thu nhập bình quân đầu ngƣời của hộ nghèo tăng so với đầu năm 2011 là 3,5 lần và thực hiện giảm tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo.

Tập trung giải quyết tốt an sinh xã hội, vấn đề bức xúc xã hội, chú trọng giải quyết tốt vấn đề lao động, tạo điều kiện cho ngƣời nghèo, hộ nghèo, hộ cận nghèo trong huyện tiếp cận tốt nhất các dịch vụ xã hội cơ bản (giáo dục, đào tạo, y tế, việc làm, bảo hiểm xã hội, nhà ở, điều kiện sống, thông tin). Trong đó, ƣu tiên hỗ trợ 100% gia đình chính sách đạt mức sống trên chuẩn cận nghèo của ngƣời dân trên địa bàn huyện.

Đẩy mạnh công tác huy động các nguồn vốn trong xã hội, cho vay vốn từ các nguồn vốn ƣu đãi của Quỹ hỗ trợ Giảm nghèo, Quỹ quốc gia, kết hợp nguồn quỹ của các đoàn thể và Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay giải quyết việc làm.

Quan tâm đầu tƣ trang thiết bị, cán bộ chuyên môn cho Trung tâm Dạy nghề huyện, gắn kết nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp và nhu cầu ngƣời lao động trên địa bàn.

Thực hiện Chƣơng trình Giảm nghèo bền vững của huyện, giai đoạn 2016 – 2020 với mục tiêu là tiếp tục đẩy nhanh tiến độ giảm nghèo, không để tái nghèo, tạo điều kiện cho hộ nghèo, hộ cận nghèo tiếp cận một cách tốt nhất các dịch vụ xã hội cơ bản (giáo dục- đào tạo, y tế, việc làm – bảo hiểm xã hội, nhà ở, nƣớc sạch, thông tin), nhằm cải thiện và nâng cao mức sống, điều kiện sống và chất lƣợng cuộc sống của ngƣời nghèo, hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện; đảm bảo giảm nghèo bền vững và chỉ tiêu cụ thể nhƣ sau:

Giảm tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn mới của Chƣơng trình giảm nghèo bền vững của huyện giai đoạn 2016 – 2020, bình quân 1%/năm.

54

Bình quân thu nhập của hộ nghèo vào năm 2020 tăng lên 3,5 lần so với năm 2011.

Chỉ tiêu thực hiện cho từng giai đoạn:

Giai đoạn 1: (năm 2016 – 2017) tập trung nâng chuẩn về thu nhập và các chiều thiếu hụt cho 1.100 hộ nghèo, giảm tỷ lệ hộ nghèo là 1,94% trên tổng số hộ dân;

Giai đoạn 2: (năm 2018 – 2019) tập trung nâng chuẩn về thu nhập và các chiều thiếu hụt cho hộ nghèo, giảm tỷ lệ hộ nghèo là 2,17% trên tổng số hộ dân;

Năm 2020 tập trung nâng chuẩn số hộ nghèo phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện chƣơng trình (dự kiến hộ phát sinh tỷ lệ 0,1%/năm/tổng số hộ dân).

Đối với hộ cận nghèo chỉ tiêu vƣợt chuẩn cận nghèo hàng năm là 0,8%. Việc xây dựng chƣơng trình, hoạt động lập quy hoạch, xây dựng kế hoạch chƣơng trình giảm nghèo bền vững đã giúp định hƣớng, hƣớng dẫn các cấp cơ sở thực hiện công tác giảm nghèo một cách đồng bộ, có hiệu quả cao. Thực tế, việc giao chỉ tiêu giảm nghèo hằng năm đƣợc xem là động lực để các cấp ủy, chính quyền địa phƣơng và ngƣời dân vận dụng hiệu quả các chính sách đầu tƣ, hỗ trợ của Nhà nƣớc, quyết tâm thoát nghèo. Ngoài ra, việc giao chỉ tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo cho cấp cơ sở, đó là thƣớc đo để đánh giá công tác giảm nghèo bền vững và là thang điểm thi đua để bình xét các danh hiệu thi đua. Nhƣng mặt trái của nó cũng đang lộ diện khi mà không ít cấp xã, vì thành tích, vì chạy theo chỉ tiêu nên kết quả giảm nghèo không thực chất. Nhƣ vậy, sẽ đẩy những hộ chƣa thoát nghèo thật sự chìm sâu vào cái nghèo... Bên cạnh đó, phát triển kinh tế – xã hội thời gian qua chƣa chú trọng tham khảo ý kiến ngƣời dân, đặc biệt là ngƣời nghèo nên chƣa sát thực tế, chƣa dành đủ nguồn lực cho hoạt động giảm nghèo bền vững.

Hoạt động quy hoạch, lập kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội thời gian qua chƣa chú trọng tham khảo ý kiến ngƣời dân, cơ sở sản xuất, doanh nghiệp, đặc biệt là ngƣời nghèo nên chƣa sát thực tế, chƣa dành đủ nguồn lực cho hoạt động giảm nghèo bền vững.

55

Một phần của tài liệu Giải pháp giảm nghèo bền vững với đồng bào dân tộc chăm huyện an phú tỉnh an giang (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)