Hoàn thiện chƣơng trình, quy hoạch và kế hoạch về công tác giảm

Một phần của tài liệu Giải pháp giảm nghèo bền vững với đồng bào dân tộc chăm huyện an phú tỉnh an giang (Trang 84 - 86)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.1. Hoàn thiện chƣơng trình, quy hoạch và kế hoạch về công tác giảm

3.2. Giải pháp quản lý nhà nƣớc về công tác giảm nghèo bền vững trên địa bànhuyện An Phú địa bànhuyện An Phú

3.2.1. Hoàn thiện chƣơng trình, quy hoạch và kế hoạch về công tác giảm nghèo bền vững nghèo bền vững

Chƣơng trình, quy hoạch, kế hoạch xây dựng phải xuất pháttừ thực tiễn do đó bƣớc khảo sát, điều tra là cần thiết trong xây dựng chƣơng trình, lập quy hoạch, kế hoạch về công tác giảm nghèo bền vững. Tuy nhiên, đây là một trong những điểm yếu trong hoạt động xây dựng chƣơng trình, lập quy hoạch, kế hoạch tại nƣớc ta nói chung và giảm nghèo dân tộc Chăm trên địa bàn huyện An Phú nói riêng. Tiến hành khảo sát trƣớc khi xây dựng chƣơng trình, quy hoạch, kế hoạch sẽ cho chúng ta một bức tranh tổng thể về vấn đề quan tâm. Đây là cơ sở quan trọng cho việc xác định mục tiêu, đối tƣợng và phạm vi của chƣơng trình, quy hoạch, kế hoạch, qua đó có kế hoạch huy động nguồn lực hợp lý để triển khai thực hiện.

Hạn chế lớn nhất trong thiết kế chƣơng trình, quy hoạch, kế hoạch hiện nay là chƣa tính đến kết quả (tác động) của chƣơng trình, quy hoạch, kế hoạch mà quá chú trọng vào đầu ra cần đạt đƣợc. Vì vậy, khi thiết kế chƣơng trình, quy hoạch, kế hoạch bị bó buộc trong điều kiện sẵn có mà chƣa xuất phát từ mục tiêu mong muốn. Điều này đã dẫn đến không huy động đƣợc các nguồn lực khác nhau để thực hiện

78

chƣơng trình, quy hoạch, kế hoạch. Để khắc phục tình trạng này, khi thiết kế chƣơng trình, quy hoạch, kế hoạch giảm nghèo bền vững cần xuất phát từ quan điểm quản lý theo kết quả. Điều này không chỉ cho phép xác định đƣợc đúng mục tiêu và huy động nguồn lực để thực hiện đƣợc mục tiêu đó mà công tác đánh giá và giám sát sẽ thuận lợi hơn. Trong điều kiện nguồn lực có hạn, cần xác định đối tƣợng hƣởng lợi nên tập trung vào ai, không nên đƣa quá nhiều vào đối tƣợng hƣởng lợi trong khi không có đủ nguồn lực để vƣơn tới hết các đối tƣợng. Kế hoạch giảm nghèo là phải bám sát vào từng trƣờng hợp cụ thể, không thể cào bằng tất cả trƣờng hợp với nhau, phải thay đổi cách nhìn về ngƣời nghèo, về cách làm, về hiệu quả giảm nghèo một cách bền vững. Đó là công tác giảm nghèo bền vững phải nhìn từ đôi mắt của ngƣời nghèo. Chỉ có nhƣ vậy mới biết ngƣời nghèo muốn gì, có nhu cầu gì để chính quyền có những giải pháp, chính sách hỗ trợ cụ thể sát với thực tế từng hoàn cảnh.

Xuất phát từ đó, khâu xây dựng chƣơng trình, quy hoạch, kế hoạch trong thời gian tới cần lƣu ý tập trung giải quyết các vấn đề lớn nhƣ sau: hoàn thiện cơ chế xác định đối tƣợng nghèo; xây dựng mục tiêu chƣơng trình, quy hoạch, kế hoạch xuất phát từ yêu cầu thực tế và phạm vi nguồn lực cho phép; có kế hoạch huy động và sử dụng nguồn kinh phí một cách hợp lý; việc giao chỉ tiêu là cần thiết cho việc thúc đẩy hiệu quả chƣơng trình. Tuy nhiên, vấn đề giảm nghèo luôn phát sinh nhiều trƣờng hợp không khớp với kế hoạch, lộ trình chỉ tiêu nhƣng lại xuất phát từ thực tế ngƣời dân. Khi xây dựng lộ trình hoan thành nên chia theo từng giai đoạn và kết thúc sơm giai đoạn dự kiến. Nhƣng tập trung chú ý đến một số trƣờng hợp đặc biệt cần xem xét nhƣ: già neo đơn, bệnh tật hiểm nghèo, khuyết tật, hạn chế năng lực hành vi...) kiến nghị không nên đƣa các trƣờng hợp đặc biệt này vào hệ thống chỉ tiêu, thay vào đó lập danh sách riêng để có định hƣớng, giải pháp cụ thể.

79

Một phần của tài liệu Giải pháp giảm nghèo bền vững với đồng bào dân tộc chăm huyện an phú tỉnh an giang (Trang 84 - 86)