7. Kết cấu của luận văn
2.3.1. Thực trạng về ban hành, hƣớng dẫn, tổ chức thực thi các chính sách
sách giảm nghèo
Trong những năm qua, đƣợc sự quan tâm chỉ đạo, điều hành của huyện ủy – HĐND - UBND, Phòng LĐTB&XH, sự phối hợp chặt chẽ của của các cấp, các ban ngành, đoàn thể, hoạt động giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện đƣợc triển khai thực hiện tích cực, góp phần vào sự tăng trƣởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, ổn định đời sống nhân dân trên địa bàn huyện, nhất là đồng bào dân tộc Chăm. Thực hiện Chƣơng trình giảm nghèo bền vững trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện giai đoạn 2016-2020. Mặt khác, Ủy ban nhân dân huyện đã tổ chức quán triệt, triển khai các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, bộ ngành, Thƣờng vụ Thành ủy, kế hoạch của UBND Thành phố, các văn bản hƣớng dẫn chỉ đạo của Sở LĐTB&XH về Chƣơng trình Giảm nghèo bền vững của tỉnh giai đoạn 2016-2020 sâu rộng xuống cấp cơ sở, để thực hiện triển khai cụ thể các chính sách giảm nghèo trên địa bàn huyện, Ủy ban nhân dân huyện đã ban hành một số kế hoạch cụ thể nhƣ sau:
Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền đến các cấp ủy, chính quyền, nhân dân, các tổ chức xã hội, nhằm tạo sự chuyển biến và nâng cao nhận thức trong toàn xã hội; qua đó tạo sự đồng thuận và quyết tâm cao trong các cấp, ngành và nhân dân trên địa bàn huyện về thực hiện Chƣơng trình giảm nghèo bền vững; tăng cƣờng cung cấp các thông tin về kiến thức, kỹ năng để phát triển kinh tế gia đình, sử dụng có hiệu quả chính sách và nguồn lực hỗ trợ của Nhà nƣớc để hộ nghèo, hộ cận nghèo tự tin, chủ động tự vƣơn lên thoát nghèo, hạn chế tƣ tƣởng trông chờ, ỷ lại của họ; nhân rộng các mô hình giảm nghèo hiệu quả của các hộ nghèo, hộ cận nghèo; kịp thời biểu dƣơng, khen thƣởng tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu, xuất sắc trong thực hiện Chƣơng trình giảm nghèo bền vững tại địa phƣơng.
Nhằm nâng cao nhận thức của ngƣời lao động về tầm quan trọng của việc trang bị kỹ năng nghề cho bản thân là điệu kiện căn bản đề thoát nghèo bền vững; giải quyết căn cơ vấn đề thiếu hụt trình độ nghề, việc làm; đồng thời nâng cao nhận chất lƣợng hiệu quả đào tạo nghề cho ngƣời lao động trên địa bàn huyện; hỗ trợ lao động chƣơng trình Giảm nghèo bền vững định hƣớng nghề nghiệp, tạo việc làm ổ
56
định và phù hợp với khả năng, tăng thu nhập, cải thiện đời sống vƣơn lên thoát nghèo với sự phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng với Phòng lao động – thƣơng binh xã hội huyện, Hội phụ nữ huyện, Ủy ban nhân dân các xã, theo chƣơng trình giảm nghèo bền vững của huyện, giai đoạn 2016 – 2020.
Bên cạnh đó, việc ban hành, hƣớng dẫn và tổ chức hiện các văn bản quy phạm pháp luật còn có những mặt hạn chế nhất định, nhƣ:
Mặc dù, UBND huyện đã tổ chức khảo sát lập danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo huyện An Phú giai đoạn 2016 – 2020, tuy nhiên việc bình xét hộ nghèo, hộ cận nghèo chƣa đƣợc quan tâm, để Ban điều hành Tổ dân phố chọn và bình xét nên lúc đầu còn nhiều hộ không đúng tiêu chuẩn mà cũng đƣợc đƣa vào chƣơng trình giảm nghèo, do đó một số chính sách, dự án giảm nghèo tác động không đúng đối tƣợng, mặt khác một bộ phận ngƣời nghèo lại không đƣợc hƣởng lợi từ Chƣơng trình.
Từ khi chuyển sang tiếp cận chuẩn nghèo đa chiều, Bộ Lao động -Thƣơng binh và Xã hội (LĐTB&XH) đã có Thông tƣ số 17/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28/6/2016 hƣớng dẫn quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020. Tuy nhiên, điều tra về tỷ lệ hộ nghèo hàng năm đều do cán bộ cơ sở thực hiện chứ không có kinh phí để làm điều tra thống kê. Dùng chính lực lƣợng cán bộ cấp cơ sở để điều tra tỷ lệ hộ nghèo là cách làm sáng tạo trong bối cảnh không có kinh phí nhƣng do trình độ cán bộ không đồng đều nên có địa phƣơng làm tốt, có địa phƣơng còn hạn chế.
Do chƣa có sự phân công trách nhiệm rõ ràng giữa các cơ quan, đơn vị trong hoạt động giảm nghèo và thiếu sự phối hợp giữa các phòng ban chuyên môn dẫn đến phân tán, thiếu thống nhất trong quản lý, ban hành và thực thi các kế hoạch đề ra. Cụ thể nhƣ Kế hoạchđào tạo nghề, giải quyết việc làm theo chƣơng trình giảm nghèo bền vững của huyện, giai đoạn 2016 – 2020 chƣa thực sự căn cứ vào nhu cầu thực tế; công tác rà soát và dự báo nhu cầu học nghề còn chƣa tốt; chƣa căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế – xã hội cũng nhƣ yêu cầu đào tạo nghề của các đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài huyện để định hƣớngmà chạy theo phong trào, chạy
57
theo số lƣợng, chỉ tiêu cấp trên giao hàng năm. Từ đó, dẫn đến hiệu quả việc thực hiện Kế hoạch đề ra chỉ mang tính hình thức, chƣa mang lại hiệu quả cao trong việc giải quyết việc làm cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo.
2.3.2. Thực trạng tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc về công tác giảm nghèo bền vững đồng bào dân tộc Chăm trên địa bàn huyện An Phú