7. Kết cấu của luận văn
3.2.3. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc về giảm nghèo bền vững
Để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc về công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện An Phú cần tăng cƣờng hơn nữa sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng và chỉ đạo điều hành của chính quyền các cấp, cần tăng cƣờng trách nhiệm của các chủ thể quản lý nhà nƣớc và sự phối hợp chặt chẽ của UBMTTQ Việt Nam với các tổ chức đơn vị liên quan trong hoạt động giảm nghèo bền vững.
Hàng năm, huyện chỉ đạo các xã tổ chức rà soát các hộ nghèo, hộ cận nghèo để xác định các đối tƣợng thụ hƣởng chính sách, phân tích nguyên nhân dẫn đến nghèo để tham mƣu biện pháp hỗ trợ phù hợp, thƣờng xuyên tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện chính sách giảm nghèo tới đối tƣợng thụ hƣởng.
Thƣờng xuyên rà soát và kiện toàn Ban chỉ đạo Giảm nghèo bền vững các cấp trên địa bàn huyện. Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo các cấp cho phù hợp với nhiệm vụ, sát với thực tiễn nhằm nâng cao trách nhiệm của các thành viên Ban chỉ đạo. UBND huyện cần phải phân công trách nhiệm cho các thành viên, phòng ban đơn vị trực tiếp chỉ đạo, nắm bắt theo dõi, giúp đỡ các xã thực hiện chƣơng trình giảm nghèo bền vững.
Đẩy mạnh các phong trào thi đua, mô hình của các tổ chức đoàn thể: “Ngày hội chung tay vì cộng đồng”, “vay vốn không lãi từ nguồn quỹ Tín dụng tiết kiệm do Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện quản lý”, ... vận động đoàn viên, hội viên quyên góp, hỗ trợ vốn giúp nhau phát triển kinh tế gia đình, từng tổ chức đoàn thể cơ sở nắm chắc số hộ nghèo, thiếu việc làm để từ đó có giải pháp, kế hoạch giúp đỡ.
Khảo sát thống kê đánh giá kết quả giảm nghèo đảm bảo chất lƣợng, giảm nghèo phải thực chất và bền vững hơn, tránh tình trạng vừa thoát nghèo lại tái nghèo để đƣợc hƣởng chính sách. Đặc biệt chống bệnh thành tích trong báo cáo kết quả giảm nghèo, bảo đảm kết quả giảm nghèo phản ánh khách quan, chính xác, đúng thực trạng mức sống của hộ dân tại khu vực dân cƣ.
81