Nguyên nhân nghèo

Một phần của tài liệu Giải pháp giảm nghèo bền vững với đồng bào dân tộc chăm huyện an phú tỉnh an giang (Trang 57 - 59)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.2. Nguyên nhân nghèo

Những nguyên nhân khách quan nhƣ cơ chế chính sách đôi lúc còn chƣa phù hợp, trình độ của đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý chƣa cao, chƣa đồng bộ, cơ sở vật

51

chất ở trƣờng học, trạm y tế chƣa đảm bảo, điều kiện vệ sinh môi trƣờng, tiếp cận thông tin, ảnh hƣởng của quá tình đô thị hóa, lạm phát... làm cho ngƣời nghèo ít có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ y tế, giáo dục, nguồn vốn… đã dẫn đến tình trạng nghèo của các hộ gia đình trên địa bàn huyện.

Một số nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng nghèo trên địa bàn huyện An Phú gồm có các nguyên nhân nhƣ: thiếu vốn sản xuất – kinh doanh, buôn bán; tỷ lệ ngƣời phụ thuộc cao; thiếu lao động; có lao động nhƣng không có việc làm; trình độ học vấn hạn chế; không có tay nghề, ốm đau nặng; mắc tệ nạn xã hội; ý thức lao động và nguyên nhân khác.

Thứ nhất, thiếu vốn sản xuất – kinh doanh, buôn bán là nguyên nhân đầu tiên,

quan trọng dẫn đến tình trạng nghèo trên địa bàn huyện; Đối với những hộ nghèo hiện nay, việc tiếp cận các nguồn vốn và khả năng vay vốn đối với họ là dễ dàng hơn, nhƣng tỷ lệ thiếu vốn sản xuất – kinh doanh ở đây vẫn còn lớn. Do nguyên nhân ngƣời nghèo dân tộc Chăm vay vốn nhƣng không biết làm gì, trình độ dân trí thấp, khả năng tiếp cận kỹ thuật sản xuất – phƣơng thức kinh doanh mới theo thị trƣờng nên việc sử dụng đồng vốn chƣa hiệu quả. Ngoài ra, nhiều trƣờng hợp khi vay vốn nhƣng không bít cách quản lý, sử dụng vốn dẫn đến việc làm ăn thua lỗ, cái nghèo lại tiếp tục đeo đuổi họ. Mặt khác, một số hộ nghèo tiếp cận đƣợc vốn nhƣng không tập trung đầu tƣ sản xuất – kinh doanh mà sử dụng đồng tiền vốn vào những việc mang tính chất hƣởng thụ, dẫn đến khả năng thoát nghèo và trả tiền vốn là không thể, từ đó gây ra thêm gánh nặng cho Chính quyền huyện trong việc điều hành và quản lý nguồn vốn vay hiệu quả. Ảnh hƣởng xấu đến hình ảnh của những ngƣời vay vốn với tinh thần cầu tiến, tích cực vƣơn lên thoát nghèo.

Thứ hai, trình độ học vấn, thiếu việc làm và không ổn định:Ngƣời nghèo

thƣờng có trình độ học vấn thấp, không có nghề ổn định, ít có cơ hội tìm đƣợc việc làm tốt, đặc biệt tình trạng ngƣời nghèo không có việc làm ổn định là một trong những vấn đề nan giải trên địa bàn huyện An Phú. Do vậy, mức thu nhập của họ thấp và hầu nhƣ chỉ đảm bảo nhu cầu dinh dƣỡng tối thiểu và cũng vì thế họ không có điều kiện để nâng cao trình độ cũng nhƣ có tiền để đi học nghề hay trang bị hoặc

52

nâng cao kiến thức của mình trong tƣơng lai để vƣơn lên thoát khỏi cảnh nghèo khó. Từ đó có liên quan đến giáo dục, sinh con, nuôi dƣỡng con cái... từ thế hệ hiện tại đến cả thế hệ trong tƣơng lai và vì thế nghèo dai dẳng từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Thứ ba,nguyên nhân xuất phát từ chính bản thân ngƣời nghèo, nhận thức của

ngƣời nghèo dân tộc Chăm về vấn đề giảm nghèo còn hạn chế, bản thân nhiều ngƣời nghèo không thể tự mình lý giải đƣợc nguyên nhân nghèo khó của mình, hoặc họ không thừa nhận những nguyên nhân do bản thân họ gây ra nhƣ: đông con, lƣời, thụ động, ỷ lại… mà họ cho rằng đó là do số phận... Họ không quan tâm đến việc học để thay đổi nhận thức nâng cao trình độ, họ cũng ít quan tâm đến việc khám, chữa bệnh để bảo vệ sức khỏe của mình và gia đình.

Thứ tư,bệnh tật, sức khoẻ yếu kém, neo đơn: Vấn đề bệnh tật và sức khoẻ yếu

kém ảnh hƣởng trực tiếp đến thu nhập và chi tiêu của ngƣời nghèo dân tộc Chăm, làm họ rơi vào vòng luẩn quẩn. Vấn đề giảm nghèo bền vững đối với số hộ này là hết sức khó khăn, đa phần thu nhập chủ yếu của những hộ này là nhờ vào nguồn trợ cấp xã hội, bảo trợ xã hội và các nhà hảo tâm, các cơ quan, đơn vị hỗ trợ trong và ngoài địa bàn huyện quan tâm giúp đỡ.

Thứ năm, mức độ hiểu biết của các cặp vợ chồng nghèo về vệ sinh, an toàn

tình dục, cũng nhƣ mối liên hệ giữa tình trạng nghèo đói, sức khoẻ sinh sản còn hạn chế. Tỷ lệ ngƣời phụ thuộc cao trong các hộ nghèo (ngƣời cao tuổi, ngƣời khuyết tật, trẻ em, ngƣời lừa lao động), dẫn đến tình trạng nguồn lực về lao động rất thiếu, đây cũng chính là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghèo.

Một phần của tài liệu Giải pháp giảm nghèo bền vững với đồng bào dân tộc chăm huyện an phú tỉnh an giang (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)