7. Kết cấu của luận văn
2.4.3. Nguyên nhân của hạn chế
Một trong những nguyên nhân quan trọng cản trở công cuộc giảm nghèo bền vững là do trình độ học vấn thấp, đặc biệt là đồng bào dân tộc Chăm. Chính vì trình
72
độ dân trí thấp nên ngƣời nghèo không nắm đƣợc kỹ thuật sản xuất, chi tiêu, phân bổ đồng vốn không hợp lý, kém hiệu quả.
Trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện ở một số cấp uỷ đảng, chính quyền cơ sở còn thiếu chủ động; ban chỉ đạo Chƣơng trình ở một số xã hoạt động còn kém hiệu quả. Đội ngũ cán bộ chuyên trách Giảm nghèo bền vững ở cơ sở thƣờng bị thay đổi, bố trí không phù hợp, còn thiếu về số lƣợng và yếu về năng lực, trình độ,... đã ảnh hƣởng lớn đến hiệu quả của Chƣơng trình.
Tuy đã có xây dựng Quy chế làm việc Ban chỉ đạo Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 – 2020, nhƣng nhìn chung trên thực tế cơ chế phối hợp giữa các phòng ban, đơn vị còn có sự hạn chế.
Cán bộ hoạt động công tác giảm nghèo bền vững đa số là kiêm nhiệm, đặc biệt là ở cấp xã. Do đó, trình độ, kinh nghiệm, những kiến thức QLNN nói chung và ứng dụng vào công việc vẫn còn nhiều hạn chế, gây khó khăn không nhỏ trong quá trình thực hiện.
Số lƣợng hộ nghèo, hộ cận nghèo, gia đình khó khăn; tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo toàn huyện lại tập trung chủ yếu ở đồng bào dân tộc Chăm. Đây là địa bàn rất khó khăn đối với hoạt động giảm nghèo. Kết quả giảm nghèo chƣa thực sự bền vững, số hộ đã thoát nghèo nhƣng mức thu nhập nằm sát chuẩn nghèo còn lớn, tỷ lệ hộ tái nghèo hàng năm còn cao; chênh lệch giàu - nghèo giữa các vùng, nhóm dân cƣ vẫn còn khá lớn, đời sống ngƣời nghèo còn khó khăn.
Việc đánh giá thực trạng của địa phƣơng còn chung chung nên việc định hƣớng tổ chức thực hiện các chính sách chƣa kịp thời, các hoạt động giúp đỡ còn mang nặng tính xử lý tình thế, chƣa có tính lâu dài, bền vững, chƣa có sự phối kết hợp giữa đơn vị với chính quyền địa phƣơng trong việc đƣa ra định hƣớng, giải pháp giúp đỡ.
Hoạt động vận động tuyên truyền nhằm thay đổi nhận thức của ngƣời dân còn chƣa đƣợc thực hiện triệt để do đó tƣ tƣởng trông chờ, ỷ lại vào Nhà nƣớc còn tồn tại, tâm lý hộ nghèo không muốn thoát nghèo mà chỉ mong vào hộ nghèo để đƣợc
73
bao cấp còn khá phổ biến ở ngƣời nghèo. Đồng thời bệnh thành tích ở một số nơi cũng là trở ngại không nhỏ trong hoạt động giảm nghèo bền vững.
Hoạt động đào tạo, dạy nghề của huyện còn rất hạn chế, chƣa gắn với nhu cầu thực tế của thị trƣờng lao động trong và ngoài huyện, đặc biệt là thị trƣờng quốc tế (xuất khẩu lao động).
Tóm tắt Chƣơng 2
Qua những phân tích ở trên cho thấy kết quả giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện An Phú trong thời gian qua đã đạt đƣợc nhiều kết quả tích cực. Các chính sách giảm nghèo bền vững đƣợc triển khai tƣơng đối đồng bộ, có đổi mới phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phƣơng. Đời sống vật chất và tinh thần ngƣời nghèo sau khi thoát nghèo đƣợc cải thiện và nâng lên một bƣớc, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hạn chế trong các nội dung: ban hành và thực hiện chính sách, về tổ chức bộ máy QLNN; về nhân sự làm công tác QLNN về giảm nghèo bền vững... Do đó, việc đề xuất các giải pháp nhằm tăng cƣờng giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện An Phú, tỉnh An Giang là một vấn đề mang tính cấp thiết.
74
CHƢƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC CHĂM Ở HUYỆN AN PHÚ, TỈNH AN GIANG