Thực trạng tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc về công tác giảm

Một phần của tài liệu Giải pháp giảm nghèo bền vững với đồng bào dân tộc chăm huyện an phú tỉnh an giang (Trang 64 - 65)

7. Kết cấu của luận văn

2.3.2. Thực trạng tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc về công tác giảm

Nhằm đảm bảo cơ cấu tổ chức bộ máy thực hiện phù hợp với nội dung chƣơng trình giai đoạn 2016 – 2020, huyện đã đổi tên “ Ban giảm nghèo, tăng hộ khá” thành “ Ban giảm nghèo bền vững” và kiện toàn thành viên. Tổ chức bộ máy QLNN về công tác giảm nghèo bền vững là rất quan trọng vì các chính sách mang tính khả thi hay không, có đi vào cuộc sống hay không phải có một bộ máy tổ chức trung gian giúp cho Nhà nƣớc nắm bắt đƣợc nguyện vọng chính đáng của ngƣời dân, của đối tƣợng mà chính sách hƣớng đến, thông qua cơ quan tham mƣu đề xuất chính sách, khi chính sách đƣợc ban hành thì bộ máy này triển khai theo dõi, đánh giá việc thực hiện.

Ban Giảm nghèo bền vững huyện An Phú (gọi tắt là Ban Giảm nghèo) đƣợc thành lập trong đó, Trƣởng ban là Phó Chủ tịch UBND huyện phụ trách khối văn hóa – xã hội, 01 Phó ban thƣờng trực là Trƣởng phòng LĐTB&XH, 01 Phó ban chuyên trách là Phó phòng Lao động–Thƣơng binh và Xã hội huyện, còn các thành viên là trƣởng các phòng ban chuyên môn của huyện gồm Trƣởng Ban Dân vận, Trƣởng Phòng Văn hóa-Thông tin, Chi cục Trƣởng Chi cục Thống kê, Trƣởng Phòng Y tế, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Trƣởng Phòng Kinh tế, Giám đốc Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Tân Phú và huyện An Phú, Phó Trƣởng Phòng Tài chính - Kế hoạch, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ, Bí thƣ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động, Phó Giám đốc Trung tâm dạy nghề, Phó Trƣởng Phòng Quản lý đô thị, Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội, Phó Trƣởng Phòng Giáo dục và Đào tạo, Phó Trƣởng Phòng Nội vụ, Phó Trƣởng Phòng Tƣ pháp, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh.

58

UBND huyện, UBND xã thƣờng xuyên kiện toàn và nâng cao chất lƣợng hoạt động của Ban chỉ đạo giảm nghèo đi vào hoạt động có nề nếp, có chất lƣợng. UBND huyện đã ban hành Quy chế làm việc của Ban giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 – 2020 và phân công từng thành viên phụ trách xã, khu phố. Thông qua sinh hoạt của các tổ tự quản giảm nghèo đã góp phần quản lý, nắm hoàn cảnh và đề xuất chăm lo cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo gặp khó khăn, giúp các hộ nâng cao ý thức tiết kiệm trong chi tiêu, tạo thu nhập và có tích lũy góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của chƣơng trình.

Việc đánh giá thực trạng giảm nghèo trên địa bàn huyện còn chung chung nên việc định hƣớng tổ chức thực hiện các chính sách chƣa kịp thời, các hoạt động giúp đỡ còn mang nặng tính xử lý tình thế, chƣa có tính lâu dài, bền vững, chƣa có sự phối kết hợp giữa đơn vị với chính quyền trong việc đƣa ra định hƣớng, giải pháp giúp đỡ.

Một phần của tài liệu Giải pháp giảm nghèo bền vững với đồng bào dân tộc chăm huyện an phú tỉnh an giang (Trang 64 - 65)