Nhân tố pháp lý

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn trên địa bàn tỉnh an giang (Trang 73 - 74)

8. Kết cấu của luận văn

2.4.1 Nhân tố pháp lý

Tất cả mọi hoạt động tại SCB An Giang đều bị chi phối và tuân thủ theo quy định của Nhà nước và phát luật, do đây là lĩnh vực kinh doanh đặc biệt có mức độ ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế. Một khi có sự biến động không tốt sẽ có tác động lây truyền không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của SCB An Giang mà còn ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động của cả hệ thống ngân hàng, thậm chí là đến cả nền kinh tế. Chính vì tầm quan trọng nên đòi hỏi hệ thống pháp luật của Việt Nam phải không ngừng hoàn thiện, phù hợp với từng thời kỳ phát triển, tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động của ngân hàng. Để đảm bảo hoạt động SCB An Giang được an toàn và phù hợp với quy định của NHNN thì SCB An Giang áp dụng nhiều quy trình, quy định khác nhau do hội sở SCB ban hành đối với từng hoạt động, dịch vụ trong ngân hàng.

Tuy nhiên, Theo quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước năm 2010, Nghị định số 70/2014/NĐ-CP ngày 17/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối, NHNN là cơ quan thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về ngoại hối, hoạt động ngoại hối và hoạt động kinh doanh vàng, cụ thể:

- Quản lý ngoại hối và hoạt động ngoại hối đối với các giao dịch vãng lai, sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam; hoạt động kinh doanh cung ứng dịch vụ ngoại hối và các giao dịch khác liên quan đến ngoại hối; hoạt động ngoại hối khu vực biên giới theo quy định của pháp luật.

- Quản lý hoạt động kinh doanh vàng, xuất nhập khẩu vàng, ngoại hối, phương án sản xuất vàng miếng của NHNN trong từng thời kỳ và các hoạt động khác liên quan đến

64

vàng khi được Chính phủ giao; phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện mua, bán vàng miếng trên thị trường trong nước, tổ chức huy động vàng của các tổ chức và cá nhân theo quy định của pháp luật.

Tỉnh An Giang có huyện Tịnh Biên, thị xã Tân Châu và Thành phố Châu Đốc giáp biên giới Campuchia thị trường Vàng và USD chợ đen hoạt động rất mạnh, rất sôi nổi, giá mua tại các tiệm vàng cao hơn ngân hàng, giá bán lại thấp hơn ngân hàng, đồng thời, khách hàng có thói quen giao dịch với tiệm vàng, nhưng thiếu quản lý nhà nước của cơ quan có thẩm quyền về kinh doanh ngoại hối và vàng, nên hoạt động kinh doanh ngoại hối và vàng của SCB An Giang gặp nhiều khó khăn.

2.4.2 Nhân tố nhu cầu của khách hàng

Do đây là yếu tố khách quan xuất phát từ nhu cầu của khác hàng nên cũng ảnh hưởng rất lớn dịch vụ NHBL tại SCB An Giang, các quyết định liên quan đến phát triển dịch vụ đều phải dựa trên nhu cầu của khách hàng và xu hướng của khách hàng. Giữa KHCN và KHTC có sự khác nhau về dịch vụ Ngân hàng và hành vi tiêu dùng sản phẩm, Dịch vụ Ngân hàng nên việc tìm hiểu và thỏa mãn các nhu cầu của họ là điều rất quan trọng và mang ý nghĩa sống còn đối với các ngân hàng.

Để đẩy mạnh dịch vụ NHBL thì ngoài đa dạng sản phẩm, dịch vụ thì SCB cũng đưa ra thêm nhiều tiện ích cho KHCN khi gửi tiền bằng việc giao dịch tiền gửi thông qua các thiết bị như máy tính, điện thoại để rút ngắn thời gian giao dịch; khi thanh toán nợ vay, nợ thẻ tín dụng thì chuyển khoản qua ngân hàng, Mobile banking, Internet banking. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều KHCN do lớn tuổi, do trình độ, do sợ mất tiền khi giao dịch qua Mobile banking, mạng Internet, máy ATM và sợ tốn phí… mà chỉ thích giao dịch bằng tiền mặt, tại quầy nên cũng ảnh hưởng đến dịch vụ phát triển dịch vụ NHBL.

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn trên địa bàn tỉnh an giang (Trang 73 - 74)