Định hướng phát triển của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn – Ch

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn trên địa bàn tỉnh an giang (Trang 87 - 91)

8. Kết cấu của luận văn

3.1.2Định hướng phát triển của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn – Ch

Chi nhánh An Giang

3.1.2.1 Định hướng phát triển kinh doanh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn năm 2019

- Hướng đến ngân hàng bán lẻ đa năng: có tốc độ tăng trưởng doanh thu mỗi năm tối

thiểu đạt 30% và lấy hệ thống trải nghiệm khách hàng làm nền tảng, tăng nguồn thu nhập từ hoạt động phi tín dụng; phát triển dịch vụ thanh toán và dịch vụ ngân hàng hiện đại một cách an toàn, hiệu quả, phát triển dịch vụ thông qua dịch vụ mới, dịch vụ gắn với

78

công nghệ, tăng cường hoạt động bán hàng, phát triển nền tảng dịch vụ khách hàng và các loại hình dịch vụ cơ bản, tăng trưởng thu phí dịch vụ ít nhất 50%, phát triển tín dụng mới, đặc biệt là tín dụng cá nhân, doanh nghiệp SMEs và tín dụng nông nghiệp và nông thôn.

- Cấu trúc lại các đơn vị kinh doanh theo mô hình vùng: để thúc đẩy các đơn vị chủ động và tích cực phát triển, tạo hiểu quả kinh doanh vượt trội trong nhưng năm tiếp theo.

- Nâng cấp và hoàng thành hệ thống công nghệ thông tin: đồng thời đẩy mạnh sản phẩm dịch vụ trên nền tảng số, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ và tăng sức cạnh tranh trong thời đại công nghệ số.

+ Nâng cấp và hoàn thiện hệ thống công nghệ để đáp ứng yêu cầu về quản trị, phát triển sản phẩm mới và phòng ngừa rủi ro. Công nghệ thông tin cung cấp các giải pháp tối ưu hóa nguồn lực hoạt động, nâng cao năng lực quản trị, tin học quá các quy trình hoạt động, tài liệu lưu trữ, tự động hóa tối đa các công việc thủ công nhằm tiết kiệm nhân lực cũng như hạn chế rủi ro tác nghiệp do con người; cung cấp các báo cáo một tin cậy, chính xác và nhanh chóng phục vụ công tác quản trị như: kiểm soát, hậu kiểm và hỗ trợ ra quyết định, nhanh chóng chuyển đổi các dịch vụ ngân hàng truyền thống sang ngân hàng số nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong thời đại công nghệ làm thay đổi hành vi của khách hàng.

+ Với sự thành lập khối Thẻ và Ngân hàng số, trong năm 2019 SCB sẽ đẩy mạnh sản phẩm dịch vụ trên nền tảng số, góp phần:

•Đảm bảo vận hành hoạt động của hệ thống và ngân hàng số xuyên suốt, đồng bộ, tối ưu hiệu suất: Giám sát, quản lý rủi ro, đảm bảo tuân thủ quy định của tổ chức thẻ Quốc tế và Ngân hàng nhà nước.

•Không ngừng nâng cấp và cải tiến quy trình và chất lượng hệ thống, phần mềm nghiệp vụ.

•Tăng cường hợp tác với các đối tác đẩy mạnh đặc tính sản phẩm ngân hàng số: Mở rộng dịch vụ tài chính ngân hàng trên nền tảng số.

+ Với mục tiêu phát triển nâng tầm mảng giao dịch quốc tế, năm 2019 SCB thành lập khối ngân hàng giao dịch quốc tế nhằm tập trung phát triển các hoạt động tài trợ thương mại, Thanh toán quốc tế và kiều hối.

79

•Đảm bảo vận hành và tác nghiệp tập trung, quản lý chất lượng và rủi ro các hoạt động giao dịch quốc tế, đảm bảo tuân thủ quy định của SCB, quy định pháp luật của Việt Nam và Quốc tế.

•Đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển đa dạng sản phẩm dịch vụ tài trợ thương mại, Thanh toán quốc tế và kiều hối, cải tiến phù hợp theo từng thời kỳ đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng và gia tăng cạnh tranh.

•Phát triển các kênh phân phối xây dựng chiến lược kinh doanh, phát triển quan hệ đối tác. Từ đó chuyên môn hóa đẩy mạnh phát triển hoạt động kinh doanh từ mảng giao dịch quốc tế, tối ưu hóa nguồn thu cho ngân hàng.

+ Xây dựng và phát triển hệ thống quản lý rủi ro kiểm tra/kiểm soát nội bộ: một cách đồng bộ hiệu quả và chuyên nghiệp từng bước áp dụng các nguyên tắc chuẩn mực Basel II vào công tác quản lý rủi ro phù hợp với thực tiễn kinh doanh tại SCB. Mục tiêu năm 2019 là áp dụng các nguyên tắc và mô hình quản trị rủi ro theo Basel II tại SCB.

•Năm 2019 tiếp tục hoàn thiện cơ sở hạ tầng, kiện toàn bộ máy nhân sự quản lý rủi ro theo hướng nâng cao, chuẩn hóa dữ liệu rủi ro, xây dựng công cụ tự động hóa, hỗ trợ cho các báo cáo quản lý rủi ro, báo cáo đánh giá về vốn nhằm đảm bảo SCB có thể ra quyết định quản trị hiệu quả và chủ động trong công tác quản trị rủi ro, nâng cao hiệu quả hoạt động của SCB.

•SCB quyết tâm triển khai Basel II theo lộ trình cụ thể. Từng bước áp dụng các nguyên tắc, chuẩn mực của Basel II vào công tác rủi ro. Đảm bảo một cách vững chắc hiệu quả kinh doanh làm cơ sở để SCB không ngừng đột phá tăng sức cạnh tranh để tạo sự khác biệt trên thị trường.

+ Gia tăng nhận dạng thương hiệu:

•Xây dựng và quản lý bộ nhận diện thương hiệu chuẩn của SCB, tiếp tục đồng bộ cơ sở vật chất, không gian giao dịch tại tất cả đơn vị theo quy chuẩn thương hiệu mới.

•Xây dựng kế hoạch mở rộng phạm vi hoạt động của Ngân hàng trong năm 2019 bằng cách phân bổ lại mạng lưới loại động hiện có đến những địa bàn địa phương chưa có đơn vị kinh doanh của SCB nhưng có tìm năng phát triển dịch vụ tài chính, ngân

80

hàng. Thường xuyên đánh giá hoạt động mạng lưới, từ đó có sự điều chỉnh phù hợp, gia tăng hình ảnh SCB đến với khách hàng trên cả nước.

+ Năm 2019 và những thay đổi trong hệ thống lương: thể hiện sự ghi nhận của SCB đối với từng đóng góp của mỗi CBNV:

•Với hệ thống lương 3P đang áp dụng, mục tiêu của SCB là hướng đến đản bảo CBNV có thu nhập tương xứng theo vị trí công việc, mức độ đóng góp và hiệu quả làm việc của cá nhân, đồng thời đảm bảo sự công bằng nội bộ và thị trường trong cơ chế trả lương, qua đó đảm bảo khả năng thu hút, giữ chân, cũng như tạo động lực cho người lao động. Hệ thống lương 3P đã mang lại những hiệu quả đáng ghi nhận trong việc thúc đẩy hiệu suất làm việc, khích lệ và động viên tinh thần làm việc của CBNV SCB trong thời gian qua.

•Với mục tiêu trên và không ngừng nâng cao vị thế của SCB đối với mỗi người lao động. Năm 2019, cơ chế chính sách tiền lương của SCB sẽ tiếp tục có những điều chỉnh và thay đổi để góp phần mang lại hiệu quả giá trị hướng đến CBNV của SCB. Trong đó, SCB điều chỉnh cơ chế lương, xây dựng cơ chế đánh giá đơn vị và chi trả lương vượt kế hoạch lợi nhuận để thúc đẩy các đơn vị thực hiện kế hoạch kinh doanh và nâng cao hiệu quả hoạt động.

Và đây là những là những cột mốc quan trọng để đánh dấu sự chuyển mình của SCB không chỉ dừng lại trong hoạt động kinh doanh mà chú trọng đến các khía cạnh khác trong công tác quản trị với tinh thần”SCB - Tăng tốc để dẫn đầu”.

3.1.2.2 Định hướng phát triển của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn – Chi nhánh An Giang

Dựa trên tinh thần chủ đạo “Chiến lược phát triển hoạt động kinh doanh của SCB năm 2019”, SCB An Giang đã đề ra chiến lược phát triển cho giai đoạn sắp tới như sau:

- Hướng đến ngân hàng bán lẻ đa năng: có tốc độ tăng trưởng doanh thu mỗi năm tối thiểu đạt 30%, tăng trưởng thu phí dịch vụ ít nhất 50%, phát triển tín dụng mới, đặc biệt là tín dụng cá nhân, DNNVV, tín dụng nông nghiệp và nông thôn,…

- Nâng cao chất lượng các dịch vụ NHBL hiện có. Cố gắng phát triển thêm các dịch vụ mới nhằm tạo điều kiện phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn.

81

- Tăng cường bán hàng đối với các nhóm khách hàng đơn vị hành chính sự nghiệp, bệnh viện, trường học, hộ tiểu thương (cơ sở phân bón thuốc trừ sâu), khách hàng cá nhân và giao dịch tại quầy.

- Thường xuyên đổi mới công nghệ, sản phẩm dịch vụ và nâng cao chất lượng dịch vụ, rút ngắn thời gian giao dịch với khách hàng.

- Phát triển nguồn nhân lực và chất lượng nguồn nhân lực, thu hút người tài và giữ chân người tài.

- Chuyên nghiệp hóa thái độ và phong cách phục vụ khách hàng.

- Gia tăng thương hiệu SCB trên địa bàn hạn chế khách hàng nhằm lẫn SCB với Sacombank, Saigonbank.

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn trên địa bàn tỉnh an giang (Trang 87 - 91)