Giải pháp hỗ trợ của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn trên địa bàn tỉnh an giang (Trang 99 - 100)

8. Kết cấu của luận văn

3.2.7Giải pháp hỗ trợ của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn

Để SCB An Giang có thể thực hiện tốt các giải pháp đã nêu trên cần phải có sự hỗ trợ của SCB Hội sở bởi vì có những giải pháp SCB An Giang không thể thực hiện được với nội lực vốn có của mình, cần phải có sự hỗ trợ từ Hội sở chính. Những giải pháp hỗ trợ đó là:

90

- SCB Hội sở cần đưa ra biểu phí dịch phù hợp với đặc điểm thị trường và có sức cạnh tranh với các ngân hàng thương mại khác để áp dụng thống nhất cho tất cả các chi nhánh trong toàn hệ thống và SCB An Giang nhằm không tạo sự khác biệt trong quá trình thu phí của các chi nhánh, đồng thời có khả năng cạnh tranh với các NHTM khác trong quá trình phát triển dịch vụ.

- Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 có tác động lớn đến công nghệ số trong tương lai như trí thông minh nhân tạo, blockchain, khoa học dữ liệu, nhận diện số và sinh trắc học. Nên SCB Hội sở cần xem số hóa là một trong những yếu tố quan trọng giúp duy trì và phát triển kinh doanh bền vững, có kế hoạch xây dựng công nghệ thông tin đảm bảo nền tảng để phát triển dịch vụ NHBL, bởi vì các sản phẩm dịch vụ NHBL hiện đại phát triển trên nền tảng công nghệ thông tin, công nghệ số.

- Trong giải pháp về phát triển nguồn nhân lực, SCB Hội sở nên có kế hoạch đào tạo lãnh đạo chủ chốt, đội ngũ chuyên viên quản trị ngân hàng và đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp trong toàn hệ thống vì hiện tại SCB An Giang đang thiếu nguồn nhân lực này. Ngoài ra chính sách phân phối thu nhập nên linh hoạt hơn để đãi ngộ những người có năng lực thật sự ở lại làm việc với chi nhánh và thu hút được nhân tài từ bên ngoài về làm việc tại chi nhánh.

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn trên địa bàn tỉnh an giang (Trang 99 - 100)