Giải pháp phát triển sản phẩm dịch vụ

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn trên địa bàn tỉnh an giang (Trang 93 - 96)

8. Kết cấu của luận văn

3.2.3Giải pháp phát triển sản phẩm dịch vụ

Như đã phân tích ở chương thực trạng tồn tại của SCB An Giang cũng như các NHTM khác trên địa bàn tỉnh là phụ thuộc quá nhiều vào sản phẩm Huy động và sản phẩm tín dụng, sản phẩm dịch vụ ít ỏi, nghèo nàn. Hơn nữa, với nhóm khách hàng mục tiêu là cá nhân, các DNNVV, sản phẩm dịch vụ là yếu tố không thể thiếu để có thể phục vụ tốt và lôi kéo được nhóm khách hàng này. Vì vậy, sản phẩm dịch vụ cần được xem là hoạt động cần phải cải tổ mạnh mẽ nhất.

* Sản phẩm huy động vốn

Với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các ngân hàng thì mỗi ngân hàng thường xuyên đưa ra những sản phẩm tiền gửi mới và liên tục, chính vì vậy SCB An giang cũng phải thường xuyên đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường để cho ra đời những sản phẩm mới và đa dạng nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng như về lãi suất, kỳ hạn, sự linh hoạt,... vì hiện nay đa phần các ngân hàng các chương trình tiền gửi đa phần đều

84

có nét tương đồng giống nhau như tham gia dự thưởng, quay số điện tử, quà tặng, giảm phí,... Chính vì vậy việc đa dạng hóa sản phẩm ngoài việc đáp ứng nhu cầu khách hàng nó còn tạo sự khác biệt của SCB An Giang.

Với sự phát triển của công nghệ thì việc cho ra đời những sản phẩm tiền gửi gắn liền với những công nghệ này là một phần không thể thiếu như các sản phẩm tiền gửi online trên ứng dụng Internet Baking hay Mobile Banking, khi khách hàng mở tiết kiệm online được nhận sổ tiết kiệm qua Email để tăng niềm tin cho khách hàng. Đây cũng là xu hướng hiện nay của khách hàng khi không có nhiều thời gian để đến ngân hàng giao dịch thì đây được xem là giải pháp tối ưu nhất. Bên cạnh đó, ngân hàng còn có thể bán chéo thêm những sản phẩm dịch vụ khác như chuyển tiển, thanh toán hóa đơn tiền điện, nước, điện thoại,.. trên ứng dụng công nghệ này.

* Sản phẩm dịch vụ tín dụng

Mặc dù SCB An Giang có một số sản phẩm lợi thế hơn các tổ chức tín dụng trên địa bàn như sản phẩm nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, xây dựng và sửa chữa nhà ở thời hạn cho vay lên đến 25 năm, cho vay mua nhà ở linh hoạt không cần chứng minh nguồn. Tuy nhiên, sản phẩm cho vay khác lại không có lợi thế so với các NHTM bởi danh mục sản phẩm của SCB An Giang chưa thật sự đa dạng. Vì vậy, giải pháp để SCB An giang phát triển dịch vụ cho vay đó là:

- Xây dựng danh mục sản phẩm tín dụng bán lẻ: Ngoài các sản phẩm hiện có, chi nhánh cần nhanh chóng kiến nghị với SCB hội sở cho triển khai các sản phẩm mới, đặc biệt là cho vay tiêu dùng như cho vay trả góp, cho vay mua xe ôtô kinh doanh, cho vay vay cơ sở phân bón thuốc trừ sâu, nâng hạng mức cấp tín dụng đối với đất nông nghiệp lên 80%.

- Đa dạng hóa các đối tượng khách hàng trong đó chú trọng DNNVV: tiếp thị các KHCN là nhân viên các công ty của các doanh nghiệp tư nhân, các tiểu thương, các hộ kinh doanh tại trung tâm chợ. Tiếp thị các DNNVV, đặc biệt là các doanh nghiệp mới thành lập, các doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu, các doanh nghiệp chế biến hàng thủy hải sản. Giao chỉ tiêu cụ thể cho từng nhân viên KHCN, có hình thức khen thưởng đối với

85

nhân viên đạt KPIs đồng thời có biện pháp chế tài đủ mạnh đối với nhân viên không đạt KPIs.

- Tập huấn nâng cao kỹ năng chăm sóc khách hàng cho đội ngũ làm công tác cho vay. Củng cố lực lượng làm công tác tín dụng vững vàng về nghiệp vụ để hạn chế rủi ro tín dụng. Cần thay đổi tư duy làm việc đổi mới đối với cán bộ ngân hàng và khách hàng với phương châm đôi bên cùng có lợi, cùng bình đẳng khi hợp tác cùng nhau.

* Sản phẩm dịch vụ thẻ

- Phát triển lại thẻ ghi nợ nội địa để tăng tiện ích, trải nghiệm cho khách hàng sử dụng.

- SCB An Giang tuy có miễn phí phát hành thẻ nhưng vẫn còn quy định mức tiền duy trì thẻ. Cần giảm thiểu số tiền duy trì thẻ hoặc có chế độ khuyến mãi số tiền duy trì cho mỗi thẻ là bao nhiêu để thu hút lượng khách hàng sử dụng thẻ ATM của SCB.

- Thẻ ATM là sản phẩm công nghệ cao trên nền tảng hệ thống tiên tiến, do đó cần phải củng cố lại hệ thống mạng và thiết lập đường truyền ổn định đảm bảo sự hoạt động thông suốt của hệ thống 24 giờ/ngày nhằm tạo lòng tin nơi khách hàng khi sử dụng thẻ ATM của SCB.

- Đẩy mạnh phát triển thẻ tín dụng đối với khách hàng hiện hữu của SCB An Giang, các đơn vị hành chính sự nghiệp, các tổ chức chi lương qua tài khoản ngân hàng SCB và NHTM khác để chiếm lĩnh thị trường.

* Dịch vụ Ngân hàng điện tử:

Dịch vụ NHĐT tử là dịch vụ công nghệ cao đòi hỏi đối tượng sử dụng phải am hiểu và biết sử dụng công nghệ điện tử. Trong xu hướng chung của tiến trình hội nhập, dịch vụ ngân hàng điện tử được triển khai phục vụ rộng rãi trong tất cả các đối tượng. Tuy nhiên ở địa bàn tỉnh An Giang, nên đẩy mạnh triển khai dịch vụ này tập trung ở đối tượng khách hàng có số dư tiền gửi tiết kiệm lớn, CBNV nhận lương qua tài khoản, CBNV đơn vị hành chính sự nghiệp, những đối tượng này là lực lượng tuyên truyền quảng cáo hộ cho ngân hàng. Do đó có chính sách khuyến mãi cần duy trì để khích các đối tượng này sử dụng.

86

- Hoàn thiện quy trình các dịch vụ Internet Banking, Mobile Banking, đảm bảo an toàn bảo mật cho khách hàng và ngân hàng, giúp khách hàng yên tâm sử dụng dịch vụ này. Đặc biệt đầu tư vào công nghệ phần mềm cho các dịch vụ này không để xảy ra tình trạng rớt mạng hay nghẽn mạch.

- SCB An Giang nên lấy sản phẩm Mobile Banking làm sản phẩm cốt lõi. Bởi lẽ, điện thoại di động từ lâu đã luôn gắn liền với mọi đối tượng khách hàng. Tiện ích của Mobile Banking sẽ giúp cho khách hàng quản lý được số dư, chuyển khoản trong và ngoài hệ thống và thanh toán hóa đơn nếu điện thoại có kết nối với Internet sẽ làm khách hàng cảm nhận về ngân hàng thật quan tâm đến khách hàng, thật hiện đại và an toàn.

- Thực hiện các chương trình quảng bá, tuyên truyền về các dịch vụ NHĐT, những tiện ích khi sử dụng của dịch vụ này trên các phương tiện thông tin đại chúng, sử dụng tờ rơi, áp phích để quảng cáo.

- Có kế hoạch bồi dưỡng, tập huấn về nghiệp vụ thao tác dịch vụ NHĐT đối với các nhân viên giao dịch của ngân hàng để hướng dẫn cho khách hàng sử dụng dịch vụ này.

* Dịch vụ thanh toán qua ngân hàng

Cần đẩy mạnh các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng và tiện ích tài khoản cá nhân như: thanh toán chi trả tiền điện, nước, điện thoại, phí bảo hiểm…và tiến tới là nộp thuế, nộp các khoản phí và lệ phí cho ngân sách nhà nước qua hệ thống kho bạc thông qua phương thức thanh toán không dùng tiền mặt theo chỉ đạo của chính phủ tại quyết định số 241/QĐ-TTg.

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn trên địa bàn tỉnh an giang (Trang 93 - 96)