Giải pháp Bổ trợ

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn trên địa bàn tỉnh an giang (Trang 97 - 99)

8. Kết cấu của luận văn

3.2.6Giải pháp Bổ trợ

Ngoài các nhóm giải pháp ở trên để khắc phục các vấn đề hạn chế tồn tại trong hoạt động phát triển dịch vụ NHBL của SCB An Giang. Tuy nhiên, tác giả thấy bên cạnh đó cũng cần phải có một số giải pháp bổ trợ để thúc đẩy phát triển dịch vụ NHBL của SCB An Giang trong thời gian tới, như sau:

88

Việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào giao dịch cũng là giải pháp để góp phần gia tăng chất lượng dịch vụ NHBL tại SCB An Giang như làm giảm được thời gian giao dịch do mọi giao dịch đều được tự động hóa từ việc hạch toán cho đến việc in biểu mẫu. Góp phần hạn chế các lỗi sai sót do chương trình đã được cài đặt tính toán tự động.

Ứng dụng mạnh mẽ các thành tựu công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 vào hoạt động phát triển dịch vụ NHBL trong thời gian tới; nghiên cứu và ứng dụng những công nghệ mới vào thanh toán, hoạt động ngân hàng nhằm đẩy nhanh tốc độ xử lý, tăng cường an toàn bảo mật giao dịch, gia tăng các tiện ích/tăng tính năng sản phẩm, đáp ứng tốt nhu cầu, kỳ vọng của khách hàng. Song song đó, SCB An Giang cần có chiến lược đào tạo về con người để những nhân viên ngân hàng làm công việc sẽ được thay thế bởi máy móc trong tương lai có thể học được những kỹ năng mới để đóng góp cho sự phát triển của xã hội.

3.2.6.2 Tăng cường công tác chăm sóc khách hàng

Cùng với sự gia tăng mức độ cạnh tranh trên thị trường dịch vụ NHBL, khách hàng ngày càng có nhiều cơ hội hơn trong việc lựa chọn sản phẩm dịch vụ theo nhu cầu của mình, do đó mức độ trung thành của người tiêu dùng đối với ngân hàng cũng thay đổi theo chiều hướng giảm dần. Dưới sự tác động của công nghệ thông tin càng làm gia tăng khả năng lựa chọn sản phẩm của khách hàng. Vì vậy cần có chính sách chăm sóc khách hàng để giữ được khách hàng sử dụng các dịch vụ của ngân hàng là một yếu tố hết sức quan trọng trong việc phát triển chiến lược dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Giải pháp tăng cường hoạt động chăm sóc khách hàng đó là:

- Nghiên cứu, cải tiến chất lượng dịch vụ, chất lượng hoạt động giao dịch đảm bảo sự hài lòng của khách hàng khi tham gia sử dụng dịch vụ.

- Cần xây dựng chuẩn mực giao tiếp với khách hàng tạo sự chuyên nghiệp trong giao dịch với khách hàng đồng thời nâng cao được nét văn hóa riêng có của SCB tạo ấn tượng mạnh nơi khách hàng một NHTM có uy tín, có đủ khả năng đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của họ.

89

- Tổ chức tập huấn công tác chăm sóc khách hàng cho cán bộ làm công tác ngân hàng, cán bộ ngân hàng luôn hướng tới phương châm “giữ chân khách hàng cũ, thu hút khách hàng mới” đến với ngân hàng.

3.2.6.3 Giải pháp tiếp tục phát triển thương hiệu của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn trên địa bàn tỉnh An Giang

Với sự ra đời ngày càng nhiều các NHTM trên toàn quốc thì việc nhận diện và ghi nhớ tên ngân hàng cũng là một vấn đề đối với khách hàng đến giao dịch. Ngoài ra, đối với những khách hàng không thường xuyên cập nhật thông tin thì việc tiếp cận với SCB cũng bị hạn chế. Bên cạnh đó, những tên ngân hàng gần giống nhau như ngân hàng Sài Gòn, Ngân hàng Sài Gòn Công Thương rất dễ gây nhầm lẫn cho khách hàng, đồng thời tên viết tắt SCB nhiều người cứ nghỉ là Sacombank. Chính vì vậy việc xây dựng dựng hình ảnh của SCB là một việc làm cần thiết.

Do đó, việc đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, quảng bá hình ảnh SCB trên địa bàn An Giang. Đây được xem là một trong những giải pháp hiệu quả nhằm đẩy mạnh thương hiệu, hình ảnh của SCB An Giang đến với nhiều khách hàng hơn. Hoạt động này cần phải được duy trì, thường xuyên và liên tục mới có thể đem đến hiệu quả cho SCB An Giang. Việc xây dựng hình ảnh SCB An Giang có thể triển khai dưới nhiều hình thức khác nhau như thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như truyền hình, báo chí, website, facebook, zalo,... tổ chức các sự kiện tại những nơi tập trung đông người như trước cửa ngân hàng, siêu thị, hội chợ,... nhằm tạo hiệu ứng tốt; tài trợ cho các chương trình cộng đồng như ủng hộ vì người nghèo, quỹ khuyến học, các chương trình từ thiện,... tài trợ các chương trình tuyển dụng các các trường đại học hay các chương trình giải trí khác nhằm tạo hình ảnh của SCB An Giang đến với nhiều đối tượng khách hàng hơn.

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn trên địa bàn tỉnh an giang (Trang 97 - 99)