Các kỹ thuật khâu lồng ống mào tinh vào trong lòng ODT

Một phần của tài liệu Chẩn đoán vô tinh do bế tắc mắc phải và kết quả nối ống dẫn tinh mào tinh (Trang 51 - 54)

C: khâu nối bao ngoài ống dẫn tinh với bao xơ mào tinh

B: khâu bao ngoài ống dẫn tinh với bao xơ mào tinh.

1.3.6.4. Các kỹ thuật khâu lồng ống mào tinh vào trong lòng ODT

Kỹ thuật khâu lồng tận-tận ống mào tinh vào trong lòng ODT được Stefanovic mô tả lần đầu tiên trên chuột năm 1991 [141]. Cùng năm đó, Shekarriz công bố công trình ứng dụng kiểu nối lồng tận–bên, cũng trên chuột [131]. Năm 1998, Berger mô tả kỹ thuật khâu lồng tận-bên tam giác ba mũi trên lâm sàng [30]. Năm 2000, Marmar [90]mô tả kỹ thuật khâu lồng hai mũi. Kỹ thuật khâu lồng có nhiều ưu điểm so với kỹ thuật kinh điển, và hiện là kỹ thuật được ưa chuộng nhất trong vi phẫu thuật nối ODT-MT [56].

Kỹ thuật tận-bên kiểu lồng tam giác ba mũi

Sau khi cố định ODT vào tinh mạc gần MT, đánh dấu sáu điểm (a1, a2, b1, b2, c1, c2) trên mặt cắt ODT. Bóc tách ống MT được chọn bằng kéo cùn cho tới khi tách hẳn khỏi mô xung quanh và lồi ra ngoài. Nhuộm màu ống bằng chất chỉ thị màu xanh indigo carmine. Dùng loại chỉ 10-0 dài 10 cm, hai đầu kim. Móc kim (không xuyên hẳn) vào ống MT theo ba góc tạo thành một tam giác. Tránh đâm xuyên kim qua thành ống MT trước khi cắt mở ống MT. Nếu đâm xuyên kim qua thành ống, dịch MT sẽ rò qua các lỗ chân kim dẫn đến xẹp ống MT. Điều này gây khó khăn cho thao tác móc những mũi kim tiếp theo và cắt mởû ống MT. Giữ kim tại ống MT trước khi cắt mở ống MT còn giúp tránh cắt nhầm chỉ khi cắt mở ống MT. Dùng dao vi phẫu 15 độ, lưỡi dao hướng lên trên để tạo một lỗ mở trên ống MT tại giữa tam giác. Ba mũi kim lần lượt được đâm xuyên qua thành ống MT. Sáu cây kim được giữ riêng để tránh gây xoắn chỉ (hình 1.18).

Sau khi hút càng nhiều tinh trùng càng tốt vào trong micropipet để trữ đông, khâu sáu mũi kim vào ODT từ trong ra ngoài, qua những điểm đã được dánh dấu trước đó. Cột từng mũi khâu, bắt đầu từ mũi a1 và a2, rồi b1 và b2, sau cùng là c1 và c2, để lồng ống MT vào trong lòng ODT, giúp tạo mối nối không

rò rỉ. Ngoài ra, dòng tinh dịch chảy từ ống MT sang ODT có khuynh hướng ép các mép của ống MT vào thành niêm mạc ODT làm chỗ nối kín thêm. Lớp thứ hai của chỗ nối (bao ngoài ODT với bao xơ MT) được khâu giống như kiểu nối tận-bên kinh điển.

Với kỹ thuật này, thời gian mổ rút ngắn còn khoảng 2 giờ 30 phút. Tuy nhiên kỹ thuật không dễ thực hiện.

Theo Berger [30], tỉ lệ thông thương sau phẫu thuật là 92% (11/12 trường hợp).

Hình 1.18: Nối ODT-MT kiểu lồng tam giác. “Nguồn: Goldstein, 2002” [56].

Kiểu khâu lồng hai mũi

Đối với ống MT rất nhỏ như ống MT tại đầu MT hay các ống xuất, kỹ thuật ba mũi lồng khó thực hiện. Ở những trường hợp này, Marmar [90] sử dụng kỹ thuật khâu hai mũi dễ thực hiện hơn và tỉ lệ thành công cũng tương tự (hình 1.19). Với kỹ thuật này, bốn điểm được xác định trên mặt cắt ống dẫn tinh (a1, a2, b1, b2) và móc ngang hai mũi kim song song trên ống MT giãn căng (không đâm xuyên qua). Cắt mở ngang ống MT ở giữa hai mũi kim. Sau đó, tiến hành tương tự kỹ thuật ba mũi tam giác.

Tỉ lệ thông thương sau nối ODT-MT hai bên theo Marmar là 77,7% (7/9 trường hợp), và thời gian mổ rút ngắn, chỉ còn 35-45 phút cho mỗi bên.

Chan [38]cải biên kỹ thuật khâu lồng hai mũi ngang và cắt mở ngang ống mào tinh của Marmar thành kỹ thuật khâu lồng hai mũi dọc và cắt mở dọc ống MT (hình 1.20). Với kỹ thuật này, tỉ lệ thông thương của Chan là 80% [122].

Hình 1.19: Nối ODT-MT kiểu lồng hai mũi ngang. “Nguồn: Goldstein, 2002” [56]

Một phần của tài liệu Chẩn đoán vô tinh do bế tắc mắc phải và kết quả nối ống dẫn tinh mào tinh (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)