C và D: mối nối ODT-MT hoàn tất.
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN
4.2.5.3. Nhiễm trùng niệu sinh dục do vi khuẩn khác
Theo Gilbaugh [54]và Weidner [155], các vi khuẩn thường gặp trong viêm tinh hoàn – mào tinh như Enterobacteriacea, Chlamydia trachomatis hay
Neisseria gonorrhoene, hiếm khi gây tắc mào tinh và tắc ống phóng tinh (do
viêm tuyến tiền liệt).
Phân lập vi trùng không thực hiện được do bệnh nhân không ở giai đoạn viêm cấp. Người bệnh đến điều trị vì vô sinh do sẹo hậu viêm. Xét nghiệm nước tiểu, tinh dịch đồ đều không thấy hiện tượng nhiễm trùng. Tiền sử của bệnh nhân được khai thác để gợi ý viêm là nguyên nhân gây tắc. Chỉ 6/83 bệnh nhân (7,23%) có tiền sử viêm niệu đạo và/hoặc viêm tinh hoàn - mào tinh. Cũng như các tác giả khác (Chan [38], Hendry [62]), tôi cũng chẩn đoán tắc do viêm cũ dựa vào tổn thương đại thể hậu viêm ở bìu, tinh hoàn, tinh mạc, mào tinh, ống dẫn tinh lúc mổ thám sát bìu. Kết quả sinh thiết nhân xơ mào tinh (các trường hợp có nhân xơ rõ) là mô xơ.
Tóm lại, trừ lao mào tinh - tinh hoàn, chẩn đoán nguyên nhân gây tắc mắc phải do viêm hay không rõ nguyên nhân dựa vào phẫu thuật thám sát bìu. Về mối liên quan giữa nguyên nhân tắc và khả năng phẫu thuật nối ODT-MT (bảng 3.13), tắc do lao thì không có khả năng phẫu thuật (0/7 trường hợp, chiếm 0%); tắc do viêm thì khả năng phẫu thuật là 48,48% (16/33 trường hợp); tắc không rõ nguyên nhân thì khả năng phẫu thuật là 53,49% (23/43 trường hợp). Ngoài lao, giữa các nguyên nhân gây tắc khác, khả năng nối thông ODT-MT khác biệt không có ý nghĩa (p = 0,6653). Tuy nhiên, theo Beradinucci [29], nếu
nguyên nhân gây tắc là viêm nhiễm thì khả năng nối ODT-MT cao hơn hẳn các trường hợp tắc không rõ nguyên nhân (93% so với 58%).