C: khâu nối bao ngoài ống dẫn tinh với bao xơ mào tinh
B: khâu bao ngoài ống dẫn tinh với bao xơ mào tinh.
1.3.6.5. Các kỹ thuật khác
Nối ODT-MT tận–bên cổ điển với sự hỗ trợ của keo fibrin
Kỹ thuật thực hiện trên chuột do Shekarriz và cộng sự công bố năm 1997 với tỉ lệ thông thương là 79% [132]. Tuy nhiên, với sự xuất hiện của các kỹ thuật khâu lồng ống MT vào trong ODT, kỹ thuật sử dụng keo fibrin hỗ trợ không còn được nhắc đến trên y văn (hình 1.21).
Hình 1.20: Nối ODT-MT kiểu lồng hai mũi dọc. “Nguồn: Chan, 2003” [36]
Hình 1.21: Sử dụng keo fibrin để hỗ trợ nối ODT-MT. “Nguồn: Shekarriz, 1997” [132].
Nối ODT-MT với laser
Giống như keo fibrin, sử dụng laser của Seaman là nhằm giảm số mũi khâu, giảm thời gian khâu nối và tăng tỉ lệ thành công của phẫu thuật [130]. Trên chuột, các tác giả sử dụng ba mũi chỉ khâu nối tận-bên ODT-MT (thay vì sáu mũi trong phẫu thuật thông thường). Sau đó, áp keo protein lên chỗ nối, rồi kích hoạt laser để gây kết dính. Tỉ lệ thông thương sau nối là 90% so với phẫu thuật thông thường là 80%. Tương tự như dùng keo fibrin, laser đã không được áp dụng trên lâm sàng từ khi có kỹ thuật khâu lồng.
Nối ODT-MT với sự hỗ trợ của robot
Schiff sử dụng robot Da Vinci để khâu nối ODT-ODT và ODT-MT trên chuột, cho kết quả thông thương là 100% so với nhóm chứng là 90% [121]. Ưu điểm của robot là giảm rung khi khâu nối, nhờ đó tăng khả năng khâu nối thành công. Ngoài ra, robot có thể cho phép thực hiện phẫu thuật khâu nối từ xa, rất tiện lợi cho những nơi thiếu bác sĩ phẫu thuật có kinh nghiệm.
Tóm lại, điều trị VTBT mắc phải bao gồm phẫu thuật nối ODT-ODT, nối ODT-MT và cắt đốt nội soi ống phóng tinh. Cắt đốt nội soi ống phóng tinh điều trị tắc ống phóng tinh có hiệu quả thấp và có thể gây biến chứng nặng. Nối ODT-ODT thường được thực hiện trong VTBT do triệt sản. Do đó trên thực tế, điều trị VTBT mắc phải không do triệt sản chủ yếu là phẫu thuật nối ODT-MT.
CHƯƠNG 2 :