Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thông thương 1.Các yếu tố trước mổ

Một phần của tài liệu Chẩn đoán vô tinh do bế tắc mắc phải và kết quả nối ống dẫn tinh mào tinh (Trang 122 - 123)

C và D: mối nối ODT-MT hoàn tất.

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN

4.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thông thương 1.Các yếu tố trước mổ

4.3.3.1. Các yếu tố trước mổ

Theo Nagler [98], thời gian tắc có ảnh hưởng lớn đến kết quả phẫu thuật trong VTBT sau triệt sản. Nhưng trong VTBT mắc phải không do triệt sản, khó xác định thời gian tắc do nhiều trường hợp tắc không rõ nguyên nhân, hay bệnh nhân không nhớ rõ thời điểm xảy ra viêm cấp trong quá khứ. Nghiên cứu này có 33 trường hợp không rõ nguyên nhân và 37 trường hợp không xác định được thời gian tắc, chỉ 2 trường hợp có tiền sử viêm tinh hoàn-mào tinh rõ ràng. Nếu xác định được thời gian tắc thì theo Schoor [126], tắc trên 15 năm có tỉ lệ thành công sau mổ nối thông rất kém (15% so với nhóm tắc dưới 15 năm là 58%).

Đa số nghiên cứu không đề cập đến mối liên quan giữa nguyên nhân mắc phải gây tắc mào tinh và khả năng thông thương sau mổ [28], [30], [38], [90], [148]. Theo kết quả ở bảng 3.27, nguyên nhân mắc phải gây tắc mào tinh ảnh hưởng đến kết quả phẫu thuật không có ý nghĩa thống kê (p = 0,5859). Nói cách khác, kết quả của phẫu thuật nối ODT-MT không phụ thuộc vào nguyên nhân gây tắc.

Khả năng và kinh nghiệm vi phẫu của bác sĩ phẫu thuật là một yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng tới kết quả khâu nối [98]. Nagler so sánh kết quả nối ODT-ODT của hai nhóm bác sĩ phẫu thuật: nhóm thường xuyên thực hiện vi phẫu và nhóm không thường xuyên. Tỉ lệ khâu nối thành công của nhóm trước là 89%, của nhóm sau chỉ là 53% [98]. Phẫu thuật nối ODT-MT phức tạp hơn hẳn phẫu thuật nối ODT-ODT, nên cần lưu ý đến kỹ năng vi phẫu của bác sĩ phẫu thuật.

Một phần của tài liệu Chẩn đoán vô tinh do bế tắc mắc phải và kết quả nối ống dẫn tinh mào tinh (Trang 122 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)