Định lượng testosteron/máu

Một phần của tài liệu Chẩn đoán vô tinh do bế tắc mắc phải và kết quả nối ống dẫn tinh mào tinh (Trang 101 - 104)

C và D: mối nối ODT-MT hoàn tất.

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN

4.2.3. Định lượng testosteron/máu

FSH và testosteron kích thích quá trình sản xuất tinh trùng trong biểu mô ống sinh tinh. Để khởi phát quá trình sinh tinh, cần có FSH. Còn để duy trì hoạt động sinh tinh, cần có testosteron [39]. Vì thế, cũng như Jarow và Sigman [76], ngoài định lượng FSH/máu, các bệnh nhân của nghiên cứu này chỉ được định lượng thêm testosteron/máu. Định lượng LH và prolactin máu chỉ thực hiện khi các giá trị của FSH và testosteron là bất thường.

Qua bảng đo nồng độ testosteron trước mổ (bảng 3.11) cho thấy sản xuất testosteron từ tinh hoàn không bị ảnh hưởng bởi tình trạng bế tắc đường dẫn tinh, chức năng tế bào Leydig không bị ảnh hưởng. So sánh nồng độ testosteron trước và sau mổ (bảng 3.31) cho thấy có sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê

(p=0,4290). Do đó, testosteron/máu cũng không giúp tiên lượng kết quả phẫu thuật. Định lượng testosteron/máu trong vô tinh chỉ có ý nghĩa trong trường hợp giảm năng tuyến sinh dục do giảm hóc-môn hướng sinh dục. Khi đó, nồng độ của cả FSH, LH và testosteron/máu đều giảm (sơ đồ 1.1 và bảng 1.2).

4.2.4. Sinh thiết tinh hoàn

* Sinh thiết tinh hoàn đơn thuần hay sinh thiết tinh hoàn khi phẫu thuật thám sát bìu ?

Trong vô tinh, sinh thiết tinh hoàn được xem là tiêu chuẩn phân biệt giữa vô tinh do bế tắc sau tinh hoàn và vô tinh do tinh hoàn mất khả năng sinh tinh [35]. Vấn đề đặt ra là sinh thiết tinh hoàn lúc nào, thực hiện riêng lẻ trước phẫu thuật thám sát bìu hay cùng lúc với thám sát bìu. Theo Kapur [79], sinh thiết tinh hoàn trước thám sát bìu vừa gây đau, vừa gây dính tạo khó khăn cho phẫu thuật nối đường dẫn tinh sau này. Trong khi đó, hỏi bệnh sử kỹ lưỡng, khám lâm sàng đo thể tích tinh hoàn và sờ nắn mào tinh, ống dẫn tinh, định lượng nồng độ FSH/máu đủ để phân biệt được vô tinh tại tinh hoàn và VTBT trong đa số trường hợp [120]. Vì thế, sinh thiết tinh hoàn trước mổ có lẽ không cần thiết phải thực hiện thường qui cho mọi trường hợp vô tinh. Hendry [64] cũng khuyên không nên thực hiện sinh thiết tinh hoàn riêng lẻ trước phẫu thuật thám sát bìu vì sẽ gây dính, làm trở ngại cho cuộc mổ nối ODT sau này. Hendry đề nghị nên sinh thiết tinh hoàn dưới hình thức thám sát bìu, nếu khi khám lâm sàng, định lượng FSH gợi ý chẩn đoán VTBT gần như chắc chắn và có dự định nối thông ODT. Sinh thiết tinh hoàn riêng lẻ chỉ nên thực hiện bằng một đường rạch da nhỏ khi không dự định phẫu thuật nối thông đường dẫn tinh, mà nhằm trích tinh trùng trong tinh hoàn để thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm (hình 4.40).

Theo Hargreave và nhiều tác giả khác [59], [101], nồng độ FSH/máu và thể tích tinh hoàn trong giới hạn bình thường không đủ để khẳng định có sinh tinh bình thường. Trong số các bệnh nhân của nghiên cứu này, có ba trường hợp một bên tinh hoàn không sinh tinh nhưng có thể tích là 10ml và nồng độ FSH/máu trong giới hạn bình thường. Vì thế, riêng tôi vẫn trung thành với biện pháp được thực hiện lâu nay [56]: sinh thiết tinh hoàn trước cho các trường hợp vô tinh nghi bế tắc. Nếu kết quả cho thấy tinh hoàn sinh tinh bình thường thì sẽ tiến hành phẫu thuật thám sát bìu. Có thể hạn chế sẹo dính nếu chỉ rạch mở da bìu từng bên bằng một đường ngang nhỏ 0,5-1 cm (hình 4.40), và rạch mở bao trắng ở cực dưới tinh hoàn, sinh thiết tinh hoàn dưới sự phóng đại của kính lúp phẫu thuật để tránh tổn thương mạch máu tinh hoàn [56].

** Phân tích mô tinh hoàn

Trước đây và hiện nay, một số cơ sở y tế tại thành phố Hồ Chí Minh vẫn còn sử dụng formalin để cố định mẩu mô tinh hoàn, rất dễ phân tích sai sự sinh

tinh. Trong nghiên cứu này, mô tinh hoàn chỉ được cố định bằng dung dịch Bouin.

Một phần của tài liệu Chẩn đoán vô tinh do bế tắc mắc phải và kết quả nối ống dẫn tinh mào tinh (Trang 101 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)