C và D: mối nối ODT-MT hoàn tất.
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ
3.3.2. Kết quả phẫu thuật
Kết quả ở các bảng 3.21 và 3.22 được phân tích dựa trên kết quả tinh dịch đồ sau cùng và sự có thai của người vợ. Bệnh nhân được theo dõi ít nhất là 2 năm để không bỏ sót những trường hợp chỗ nối ODT-MT thông trễ.
Bảng 3.21 - Kết quả phẫu thuật nối ODT-MT: tinh dịch đồ sau mổ và có thai.
Tinh dịch đồ (n=19) Kiểu nối
mật độ (triệu/ml) di động nhanh (%) Có thai
ODT-đuôi MT tận-bên 2 bên 14 12 có
ODT-thân MT tận-bên 2 bên 16 2 có
ODT-thân MT tận-bên trái 5 2 có
ODT-thân MT tận-bên 2 bên 21 6 chưa
ODT-thân MT tận-bên 2 bên - - có
ODT-thân MT tận-bên trái - - có
ODT-thân MT tận-bên trái 6 2 có
ODT-thân MT tận-bên 2 bên - - có
ODT-đuôi MT tận-bên phải 10 0 chưa
ODT-thân MT tận-bên phải - - có
ODT-thân MT tận-bên trái 1 5 chưa
ODT-đầu MT tận-bên trái,
ODT-thân MT tận-bên phải 4 0 chưa
ODT-thân MT tận-bên phải 12 0 có
ODT-thân MT tận-bên 2 bên 22 4 chưa
ODT-thân MT tận-bên 2 bên 42 4 có
ODT-thân MT tận-bên 2 bên 22 5 chưa
ODT-thân MT tận-bên trái 6 2 chưa
ODT-thân MT bên-bên trái 2 0 chưa
ODT-thân MT bên-bên 2 bên - - có
Trong 27 trường hợp nối tận–bên:
- Có tinh trùng trong tinh dịch sau mổ và vợ có thai: 6 trường hợp. Không trường hợp nào tinh dịch đồ vừa đạt mật độ >20 triệu/ml và vừa có độ di động > 50%, di động nhanh >25%.
- Không có kết quả tinh dịch đồ (do bệnh nhân ở xa, ngại xét nghiệm sau khi đã có con) nhưng vợ có thai: 4 trường hợp.
- Không có tinh trùng trong tinh dịch sau mổ hay bệnh nhân không thực hiện tinh dịch đồ sau mổ và vợ chưa có thai: 10 trường hợp.
Trong 12 trường hợp nối bên–bên:
- Có tinh trùng trong tinh dịch sau mổ và vợ chưa có thai: 1 trường hợp.
- Không có kết quả tinh dịch đồ (do bệnh nhân ở xa, ngại xét nghiệm sau khi đã có con) nhưng vợ có thai: 1 trường hợp.
- Không có tinh trùng trong tinh dịch sau mổ hay bệnh nhân không thực hiện tinh dịch đồ sau mổ và vợ chưa có thai: 10 trường hợp.
Bảng 3.22: Kết quả phẫu thuật nối ODT-MT.
Kết quả (n=39) Nối TB 1 bên Nối TB 2 bên Nối TB Nối BB 1 bên Nối BB 2 bên Nối BB
Số TH phẫu thuật thành công: 8 9 17 1 1 2
- Có tinh trùng, chưa có thai 3 4 7 1 0 1
- Có tinh trùng, có thai 3 3 6 0 0 0
- Chưa làm TDĐ, có thai 2 2 4 0 1 1
Số TH thông thương sau mổ 6 7 13 1 0 1
Số TH có thai sau mổ 5 5 10 0 1 1
Số TH phẫu thuật thất bại 7 3 10 4 6 10
Tổng số 15 12 27 5 7 12
Thông thương (thành công về giải phẫu) là trường hợp có tinh trùng trong tinh dịch sau mổ. Có thai (thành công về chức năng) là trường hợp vợ có thai tự nhiên sau mổ (xem mục 1.3.6. Phẫu thuật nối ODT-MT). Theo định nghĩa này thì:
- Tỉ lệ thông thương của phẫu thuật nối ODT–MT là 35,90% (14/39). Trong đó, tỉ lệ thông thương của phẫu thuật nối tận–bên hai mũi kiểu lồng là 48,15% (13/27) cao hơn phẫu thuật nối bên–bên là 8,33% (1/12), khác biệt có ý nghĩa thống kê (p=0,0167).
- Tỉ lệ có thai của phẫu thuật nối ODT–MT là 28,21% (11/39). Trong đó, tỉ lệ có thai của phẫu thuật nối tận–bên hai mũi kiểu lồng là 37,04% (10/27) và phẫu thuật nối bên–bên là 8,33% (1/12), khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p= 0,0659).
- Tỉ lệ thông thương của phẫu thuật nối tận–bên một bên là 40% (6/15) và nối tận–bên hai bên là 58,33% (7/12), khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p=0,3434).
- Tỉ lệ có thai của phẫu thuật nối tận–bên một bên là 33,33% (5/15) và nối tận–bên hai bên là 41,66% (5/12), khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p= 0,6559).
Nếu gộp chung các trường hợp thông thương và có thai thì:
- Tỉ lệ thành công chung của phẫu thuật nối tận–bên là 62,96% (17/27) cao hơn phẫu thuật nối bên–bên là 16,67% (2/12), khác biệt có ý nghĩa thống kê (p=0,0075).
- Đối với các trường hợp thành công, tỉ lệ có thai tự nhiên của phẫu thuật nối tận–bên là 58,82% (10/17), phẫu thuật nối bên–bên là 50% (1/2), khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p=0,8110).