Định lượng FSH/máu

Một phần của tài liệu Chẩn đoán vô tinh do bế tắc mắc phải và kết quả nối ống dẫn tinh mào tinh (Trang 100 - 101)

C và D: mối nối ODT-MT hoàn tất.

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN

4.2.2. Định lượng FSH/máu

Theo Honig [70], nồng độ FSH trong máu có thể giúp phân biệt hiếm muộn trước, tại hay sau tinh hoàn, và giúp tiên lượng khả năng phục hồi sinh tinh của tinh hoàn. Tuy nhiên, theo Islam [72], FSH không thể thay thế sinh thiết tinh hoàn, vì ngay cả khi FSH tăng cao sự sinh tinh có thể vẫn còn (dù kém), và ngược lại khi FSH bình thường thì tinh hoàn có thể không sinh tinh như trong hội chứng tế bào Sertoli đơn thuần. Theo Schoor [125], trong VTBT, khi nồng độ FSH/máu ≤7,6 mIU/ml thì 96% trường hợp có sinh tinh bình thường. Các bệnh nhân của nghiên cứu này có nồng độ FSH trung bình trước mổ là 5,30 mIU/ml, và khi mổ thám sát bìu đều ghi nhận có mào tinh giãn nở một hay hai

bên, dịch mào tinh chứa tinh trùng. Riêng tôi, đồng ý với các tác giả trên, nên chỉ sử dụng FSH như một yếu tố gợi ý tinh hoàn có sinh tinh bình thường. Trong nghiên cứu này, có 3 trường hợp nồng độ FSH/máu bình thường nhưng một bên tinh hoàn không sinh tinh. Ngoài ra, có 10 trường hợp nồng độ FSH/máu >8 mIU/ml nhưng tinh hoàn vẫn sinh tinh bình thường.

Tuy không giúp khẳng định sự sinh tinh bình thường, nhưng trên thực tế khi phối hợp với các yếu tố khác như thể tích tinh hoàn, FSH thay thế được sinh thiết tinh hoàn trong nhiều trường hợp [24]. Bệnh nhân vô tinh có tinh hoàn nhỏ và nồng độ FSH >14 mIU/ml thì khả năng sinh tinh rất kém, theo Turek [152], nên không cần sinh thiết tinh hoàn, trừ khi cần tìm một vài tinh trùng sống để thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm [76].

Khi so sánh nồng độ FSH/máu trước mổ (bảng 3.30), dù phẫu thuật nối thành công thì FSH/máu sau mổ thay đổi không có ý nghĩa thống kê (p=0,3495). Do đó, trong VTBT, FSH/máu không giúp tiên lượng kết quả phẫu thuật.

Một phần của tài liệu Chẩn đoán vô tinh do bế tắc mắc phải và kết quả nối ống dẫn tinh mào tinh (Trang 100 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)