Các bước tiến hành

Một phần của tài liệu Chẩn đoán vô tinh do bế tắc mắc phải và kết quả nối ống dẫn tinh mào tinh (Trang 57 - 59)

C: khâu nối bao ngoài ống dẫn tinh với bao xơ mào tinh

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.2. Các bước tiến hành

- Những bệnh nhân đáp ứng ba tiêu chuẩn đầu của mục 2.1.1, được ghi nhận tuổi, nghề nghiệp, nơi cư trú, thời gian lập gia đình, tuổi vợ, tiền sử có thai của cả hai vợ chồng, tiền sử viêm nhiễm đường niệu dưới, viêm tinh hoàn - mào tinh, lao phổi, lao mào tinh.

- Khám tinh hoàn (đo kích thước tinh hoàn mỗi bên bằng thước Prader), mật độ của mào tinh, sự hiện diện của ODT.

- Xét nghiệm FSH và testosteron trước mổ. - Siêu âm bìu và siêu âm qua ngả trực tràng

- Nếu thể tích tinh hoàn và nồng độ FSH trong giới hạn bình thường, tiến hành sinh thiết tinh hoàn:

o Tê thừng tinh hai bên và tê tại chỗ.

o Rạch da ngang bìu khoảng 0,5 cm, gần cực dưới tinh hoàn. Đánh giá tình trạng viêm dính của mô dưới da và tinh mạc.

o Rạch mở tinh mạc khoảng 0,5 cm. Rạch mở bao trắng khoảng 0,3-0,5 cm ở cực dưới tinh hoàn, chỗ không có mạch máu.

o Dùng kéo nhỏ cong, cắt lấy một mảnh mô tinh hoàn cỡ hạt gạo, cho ngay vào ống chứa dung dịch Bouin và chuyển tới phòng giải phẫu bệnh. Kết quả sinh thiết thường có sau một ngày.

o Khâu bao trắng, tinh mạc, mô dưới da bằng chỉ catgut chromic 4-0 và da bằng chỉ không tan. Cắt chỉ ngày thứ 6 sau mổ.

- Nếu kết quả sinh thiết tinh hoàn là không sinh tinh, sinh tinh nửa chừng hay sinh tinh kém, bệnh nhân không được chọn nghiên cứu.

- Nếu kết quả sinh thiết tinh hoàn có ít nhất một tinh hoàn sinh tinh bình thường, bệnh nhân được lên kế hoạch phẫu thuật thám sát bìu kèm chụp ODT lúc mổ để xác định nguyên nhân, vị trí tắc và sự thông thương của ODT.

- Các tình huống xảy ra:

o Tắc MT hai bên và ODT đoạn xa hai bên thông tốt: hút tinh trùng trữ đông và phẫu thuật nối ODT–MT hai bên.

o Tắc MT một hay hai bên và chỉ một bên ODT đoạn xa thông tốt: hút tinh trùng trữ đông và phẫu thuật nối ODT-MT một bên

o Cả hai ODT đoạn xa đều bị tắc: hút tinh trùng trữ đông và khâu đóng bìu.

- Áp dụng kỹ thuật nối ODT-MT bên-bên cho các bệnh nhân ở thời gian đầu nghiên cứu và kỹ thuật nối ODT-MT kiểu lồng hai mũi cho các bệnh nhân ở thời gian sau của nghiên cứu (xem mục 2.3). Chỉ định chọn lựa phẫu thuật nối bên-bên hay tận-bên kiểu lồng tuỳ thuộc vào trang thiết bị: nối ODT-MT bên-bên có thể sử dụng chỉ 6-0, nối tận-bên kiểu lồng cần dùng chỉ 8-0, 9-0 hay 10-0. Do đó, khi chỉ có sẵn chỉ 6-0 hay 7-0 thì kỹ thuật nối bên-bên được chọn. Các bước phẫu thuật được trình bày cụ thể ở phần sau (2.3. Kỹ thuật nối ODT-MT).

- Ghi nhận thời gian phẫu thuật, các biến chứng có liên quan xảy ra lúc mổ và sau mổ.

- Bệnh nhân được tái khám sau 1-3-6-9-12-18-24 tháng cho đến khi vợ thụ thai. Khi tái khám bệnh nhân được đo thể tích tinh hoàn, làm tinh dịch đồ, định lượng FSH và testosteron trong máu. Ghi nhận vợ có thai.

Một phần của tài liệu Chẩn đoán vô tinh do bế tắc mắc phải và kết quả nối ống dẫn tinh mào tinh (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)