Phân tích lợi nhuận và khả năng sinh lời

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động tại Ngân hàng NNPTNT, chi nhánh An Biên Kiên Giang (Trang 31 - 35)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3.3. Phân tích lợi nhuận và khả năng sinh lời

a. Các chỉ tiêu

 Lợi nhuận của ngân hàng thương mại là chênh lệch giữa doanh thu và chi phí, bao gồm lợi nhuận thu từ hoạt động kinh doanh và lợi nhuận thu từ hoạt động khác.

Cách xác định lợi nhuận bao gồm xác định nhuận trước thuế TNDN và lợi nhuận sau thế TNDN.

Lợi nhuận trước thuế TNDN là chênh lệch giữa doanh thu và chi phí: Lợi nhuận trước thuế = Doanh thu – Chi phí

Hay

Lợi nhuận trước thuế TNDN = (L+LE+C+S+RSE+REX+M) – (D+NDB+IPVP+CSE+CTS+CEX+SWB+O+Dp+PLL+ME).

Khả năng sinh lời

 Tỷ suất sinh lời trên tổng doanh thu (ROS_Return on Sales)

=Lợi nhuận sau thuế Tổng doanh thu

doanh thu. Chỉ tiêu này thể hiện mối quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận sau thuế. Đây là hai yếu tố có mối quan hệ mật thiết với nhau. Doanh thu thể hiện vai trò và vị trí của ngân hàng, chất lượng hoạt động kinh doanh của ngân hàng trên thị trường; lợi nhuận thể hiện chất lượng hiệu quả cuối cùng, khả năng sinh lời trên đồng chi phí ngân hàng bỏ ra. Như vậy, ROS càng cao cho thấy chi phí kinh doanh càng nhỏ, qua đó chứng tỏ Ngân hàng quản trị chi phí có hiệu quả.

Để giảm chi phí trong hoạt động kinh doanh, ngân hàng có thể sử dụng các biện pháp sau:

 Giảm chi phí đầu vào bằng cách điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn tập trung vào khai thác nguồn vốn có chi phí thấp.

 Giảm chi phí nhân viên bằng cách nâng cao hiệu quả quản trị nhân sự để tổng số nhân viên thấp nhất nhưng vẫn đảm bảo hoạt động kinh doanh tốt, điều chỉnh chế độ đãi ngộ nhân viên phù hợp.

 Giảm chi phí quản lý bằng cách sát nhập, liên doanh, liên kết.

 Thực hành tiết kiệm trong hoạt động kinh doanh bằng cách tạo ý thức kỷ luật đối với nhân viên như tiết kiệm điện, điện thoại, giấy in…; hướng dẫn khách hàng tận tình nhằm giảm chi phí giấy tờ (chi phí vật chất); tiết kiệm hao phí nhân viên bằng cách tạo môi trường làm việc thoải mái để giảm sự mệt mõi, tăng hiệu quả lao động của nhân viên.

Phân tích, đánh giá chỉ tiêu ROS giúp nhà quản trị thấy được khả năng quản trị chi phí của mình, từ đó đưa ra biện pháp phù hợp trong từng thời kỳ để nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

 Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA_Return on Assets)

= Lợi nhuận sau thuế Tổng tài sản bình quân

ROA cho biết với một đồng tài sản thì ngân hàng thương mại kiếm được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này càng cao, chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản tốt, đó là nhân tố góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

 Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE_Return on Equity) = Lợi nhuận sau thuế

Vốn chủ sở hữu bình quân

ROE cho biết trong kỳ phân tích NHTM đầu tư 1 đồng vốn chủ sở hữu thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của NHTM là tốt, góp phần nâng cao khả năng đầu tư NHTM.

b. Phân tích lợi nhuận và khả năng sinh lời:

 Phương pháp so sánh

 Phân tích quy mô tăng, giảm lợi nhuận trong kỳ: Lợi nhuận kỳ này – Lợi nhuận cơ sở gốc

Qua phân tích chỉ tiêu này, các nhà phân tích sẽ thấy rõ được sự biến động về qui mô của lợi nhuận trong kỳ nhằm giúp các nhà quản trị thấy được sự biến động tăng, giảm của lợi nhuận kỳ này so với kỳ cơ sở.

 Phân tích tốc độ tăng, giảm lợi nhuận trong kỳ:

ố độ ă , ả = LN kỳ này LN cơ sở gốc

LN cơ sở gốc × 100%

Với chỉ tiêu tốc độ tăng, giảm lợi nhuận trong kỳ so với cơ sở gốc, các nhà quản trị sẽ thấy được vị trí của Ngân hàng mình kỳ này so với cơ sở gốc (so với kỳ trước, so với kế hoạch, so với các đối thủ cạnh tranh hay so với trung bình ngành…) để từ đó đưa ra các quyết định hợp lý trong từng thời kỳ.

 Sử dụng phương pháp Dupont

- Vận dụng phương pháp Dupont để phân tích ROA như sau: = ợ ậ ế

ổ x ổ

ổ à ả ì â =Tỷ suất LN sinh lời

trên DT (ROS) x

Hiệu suất sử dụng tài sản (AU)

- Vận dụng phương pháp Dupont để phân tích ROA như sau: ROE = ổ x ổ ổ x ổ = ROS x ệ ấ ử ụ à ả ( ) x ệ ố đò ẩ ( )

= ROA x Hệ số đòn bẩy (EM)

Nhìn vào quan hệ này ta thấy muốn cải thiện khả năng sinh lời của VCSH có thể tác động vào ba nhân tố; hiệu quả quản trị chi phí, hiệu suất sử dụng tài sản, hiệu suất sử dụng hệ số đòn bẩy.

Như vậy, để tăng ROA, ROE ngoài tăng hiệu quả quản trị chi phí, ngân hàng cần đưa ra các biện pháp tăng hiệu suất sử dụng tài sản (AU) và hệ số đòn bẩy (EM) như sau:

- Đối với thu từ lãi, các nhà quản trị Ngân hàng có thể dùng biện pháp thay đổi cơ cấu tài sản bằng cách tăng tài sản sinh lời; quản lý danh mục cho vay, đầu tư hiệu quả, giảm thiểu rủi ro. Tuy nhiên, bên cạnh đó Ngân hàng cần duy trì mức dự trữ hợp lý, luôn quan tâm quản lý thanh khoản, quản lý danh mục cho vay, đầu tư hiệu quả, luôn dự báo thanh khoản để đảm bảo giảm thiểu rủ ro thanh khoản trong từng thời kỳ.

- Đối với thu phi lãi,bằng cách sử dụng điều kiện cơ sở vật chất về thông tin, con người… sẵn có để tăng cường cung ứng dịch vụ Ngân hàng cho khách hàng.

- Tăng hệ số đòn bẩy tài chính (EM), tuy nhiên điều đó thể hiện mức độ an toàn tài chính của ngân hàng suy giảm. Ngân hàng chỉ nên sử dụng biện

pháp này khi vốn tự có còn đủ để bù bắp rủi ro và hệ số đòn bẩy còn thấp hơn so với các ngân hàng khác.

Từ đó đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của từng nhân tố góp phần tăng sức sinh lời cho Ngân hàng.

Từ phương pháp Dupont, tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu hay được đem so sánh với tỷ số lợi nhuận trên tài sản (ROA). Nếu tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu lớn hơn ROA thì có nghĩa là đòn bẩy tài chính của ngân hàng đã có tác dụng tích cực, hay nói cách khác ngân hàng đã thành công trong việc huy động vốn của cổ đông để kiếm lợi nhuận với tỷ suất cao hơn tỷ lệ tiền lãi mà công ty phải trả cho các cổ đông.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động tại Ngân hàng NNPTNT, chi nhánh An Biên Kiên Giang (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)